27/9/17

Possessive pronouns (Đại từ sở hữu)

Hôm nay chúng ta sẽ học về Đại từ sở hữu (Possessive Pronouns)
Xét ví dụ này:
a friend of John’s: một người bạn của John.

Giả sử bạn muốn nói một người bạn của tôi, bạn không thể viết a friend of my, mà phải dùng một đại từ sở hữu (possessive pronoun).
Tính từ sở hữu (possessive adjectives) phải dùng với một danh từ. Ngược lại đại từ sở hữu (possessive pronouns) có thể dùng một mình. Sau đây là bảng so sánh về ngôi, số của hai loại này:

Tính từ sở hữu        Đại từ sở hữu
This is my book.    This book is mine.
This is your book.    This book is yours.
This is his book.     This book is his.
This is her book.         This book is hers.
This is our book.          This book is ours.
This is their book.             This book is theirs.

Tính theo nguồn gốc ta có đại từ sở hữu ITS tương ứng với tính từ sở hữu ITS. Tuy nhiên đã nhiều năm người ta không thấy loại đại từ này được sử dụng trong thực tế.

Vì thế nhiều tác giả đã loại trừ ITS ra khỏi danh sách các đại từ sở hữu.

Đại từ sở hữu (possessive pronouns) được dùng trong những trường hợp sau:

1. Dùng thay cho một Tính từ sở hữu (possessive adjectives) và một danh từ đã nói phía trước. Ví dụ:
I gave it to my friends and to yours. (= your friends)
Her shirt is white, and mine is blue. (= my shirt)
Áo cô ta màu trắng còn của tôi màu xanh

2. Dùng trong dạng câu sở hữu kép (double possessive). Ví dụ:
He is a friend of mine. (Anh ta là một người bạn của tôi)
It was no fault of yours that we mistook the way.
Chúng tôi lầm đường đâu có phải là lỗi của anh

3. Dùng ở cuối các lá thư như một qui ước. Trường hợp này người ta chỉ dùng ngôi thứ hai. Ví dụ:
Yours sincerely,
Yours faithfully,
----------------------------------------------------------------------------------------

20 tính từ được dùng đến nhiều nhất trong thực tế



Sau đây là danh sách 20 tính từ được dùng đến nhiều nhất trong thực tế.

 STT Tính từPhiên âm Nghĩa Ví dụ 
1.NEW/nju:/mớiThis is a new lesson.
2.GOOD/gud/tốt You are a good student.
3.FREE /fri:/ tự do, miễn phíThis web service is free.
4.FRESH /freʃ/ tươiYou should eat fresh fruit.
5.DELICIOUS /di’liʃəs/ ngon Vietnamese food is delicious.
6.FULL/ful/ đầy, no The glass is full.
7.SURE/ʃuə/ chắc chắn Are you sure?
8.CLEAN/kli:n/ sạchThe floor is clean now.
9.WONDERFUL /’wʌndəful/ tuyệt vời You are wonderful.
10.SPECIAL /’speʃəl/ đặc biệtThis is a special present.
11.SMALL/smɔ:l/ nhỏAll I want is a small house.
12.FINE/fain/tốt, khỏe She has such fine complexion.
13.BIG/big/toTalk soft, but carry a big stick!
14.GREAT /greit/ vĩ đại, lớn, tuyệt vờiI have great news for you.
15.REAL /ˈriəl/ thực, thật Is that real?
16.EASY /’i:zi/ dễEnglish is easy to learn.
17.BRIGHT /brait/ sángI like a bright room.
18.DARK /dɑ:k/ tối He prefers a dark room.
19.SAFE/seif/an toànIt is not safe to go out late at night.
20.RICH /ritʃ/ giàu She is rich, but ugly.

21/9/17

Must, musn’t, needn’t

A. Must, mustn’t, needn’t
You must do something = Bạn cần thiết phải làm điều đó:

Don’t tell anybody what I said. You must keep it a secret.
Đừng nói với ai những điều tôi nói nhé. Bạn phải giữ bí mật đấy.
We haven’t got much time. We must hurry.
Chúng ta không có nhiều thời giờ. Chúng ta phải khẩn trương.
You mustn’t do something = điều cần thiết là bạn không làm điều gì đó (vì vậy đừng làm):
You must keep it a secret. You mustn’t tell anybody else. (= don’t tell anybody else)
Bạn phải giữ bí mật điều đó. Bạn không được nói với bất cứ ai.
It’s essential that nobody hears us. We mustn’t make any noise.
Điều cốt yếu là không ai nghe thấy chúng ta. Chúng ta không được gây nên một tiếng động nào.
You needn’t do something = Không cần thiết để bạn làm điều đó, bạn không cần phải làm điều đó.
You can come with me if you like but you needn’t come if you don’t want to. (=it is not necessary for you to come)
Bạn có thể đi với tôi nếu bạn thích nhưng bạn không cần đi nếu bạn không muốn. (=bạn không cần thiết phải đi)
We’ve got plenty of time. We needn’t hurry. (= it is not necessary to hurry)
Chúng ta có nhiều thì giờ. Chúng ta không cần phải vội. (=không cần thiết phải vội)
B. Có thể dùng don’t/doesn’t need to thay vì needn’t. Vì vậy bạn có thể nói:
We needn’t hurry hay We don’t need to hurry.
Chúng ta không cần phải vội.
Hãy nhớ là chúng ta nói “don’t need to do” nhưng “needn’t do” (không có to)
Needn’t và don’t need to là tương đương với don’t have to (xem UNIT 31C):
We’ve got plenty of time. We don’t have to hurry.
Chúng ta có nhiều thì giờ. Chúng ta không cần phải vội.
C. Needn’t have (done)
Ta xét tình huống sau:
I think it’s going to rain. I’ll take the umbrella.
Tôi nghĩ trời sắp mưa. Tôi sẽ mang dù theo.
George had to go out. He thought it was going to rain, so he decided to take the umbrella.
George phải đi ra ngoài. Anh ấy đã nghĩ là trời sẽ mưa, nên anh ấy đã quyết định mang dù theo.
I needn’t have brought the umbrella
(Lẽ ra) Tôi đã không cần phải mang dù.
But it didn’t rain, so the umbrella was not necessary.
Nhưng trời đã không mưa, vì vậy cái dù đã không còn cần thiết.
He needn’t have taken the umbrella
Anh ấy đã không cần phải mang dù
“He needn’t have taken the umbrella”=Anh ấy đã mang theo dù nhưng nó không cần thiết. Dĩ nhiên, anh ấy không biết điều này khi anh ấy ra đi
So sánh needn’t (do) và needn’t have (done)
That shirt isn’t dirty. You needn’t wash it.
Cái áo đó không bẩn. Anh không cần giặt nó.
Why did you wash shirt? It wasn’t dirty. You needn’t have washed it.
Tại sao anh lại giặt cái áo? Nó không có bẩn. Anh đã không cần phải giặt nó.
D. Didn’t need to (do) và needn’t have (done)
I didn’t need to… = đã không cần thiết để tôi phải… (tôi đã biết điều này ngay từ đầu):
I didn’t need to get up early, so I didn’t.
Tôi đã không cần phải dậy sớm, vì vậy tôi đã không dậy.
I didn’t need to get up early, but it was a lovely morning, so I did.
Tôi đã không cần phải dậy sớm, nhưng đó là một buổi sáng đẹp trời, vì vậy tôi đã dậy.
I needn’t have (done) something = Tôi đã làm điều đó nhưng bây giờ tôi biết điều đó là không cần thiết.
I got up very early because I had to get ready to go away. But in fact it didn’t take me long to get ready. So, I needn’t have got up so early. I could have stayed in bed longer.
Tôi đã dậy rất sớm vì tôi phải chuẩn bị để đi xa. Nhưng thật ra việc chuẩn bị của tôi đã không mất nhiều thì giờ. Vì vậy lẽ ra tôi đã không cần phải dậy quá sớm như vậy. Tôi đã có thể ngủ thêm lâu hơn.
-------------------------------------------------------------------------------------------

Cấu trúc Had better. It’s time …

A. Had better (I’d better/you’d better)

I’d better do something = Tôi nên làm điều gì đó, nếu tôi không làm thì sẽ có thể gặp rắc rối hay nguy hiểm:

I have to meet Ann in ten minutes. I’d better go now or I’ll be late.
Tôi phải gặp Ann sau 10 phút nữa. Tốt hơn là tôi nên đi ngay, nếu không tôi sẽ bị trễ.
“Shall I take an umbrella?” “Yes, you’d better. It might rain.”
“Tôi có nên mang theo dù không?” “Nên chứ. Trời có thể mưa đó.”
We’d better stop for petrol soon. The tank is almost empty.
Chúng ta nên dừng lại đổ xăng sớm đi. Bình xăng gần như cạn hết rồi.

Hình thức phủ định là I’d better not (=I had better not):

A: Are you going out tonight?
Tối nay bạn có đi chơi không?
B: I’d better not. I’ve got a lot of work to do.
Tốt hơn là tôi không đi. Tôi có nhiều việc phải làm.
You don’t look very well. You’d better not go to work today.
Bạn trông không được khỏe lắm. Tốt hơn là hôm nay bạn đừng đi làm.

Bạn cũng có thể dùng had better khi bạn muốn cảnh cáo hay nhắc nhở ai đó rằng họ phải làm điều gì đó:

You’d better be on time/You’d better not be late. (or I’ll be very angry)
Anh tốt hơn là nên đi đúng giờ/Anh tốt hơn là đừng trễ nữa. (nếu không tôi sẽ rất giận)

Hãy ghi nhớ:
Dạng had better thường được viết tắt là: I’d better/you’d better… trong tiếng Anh giao tiếp:

I’d better phone Carol, hadn’t I?
Tôi sẽ gọi điện thoại cho Carol, có nên không?

Had là dạng quá khứ (past form), nhưng trong cụm từ này nó mang nghĩa hiện tại hay tương lai, không phải quá khứ (present or future not past):

I’d better go to the bank now/tomorrow.
Tốt hơn là tôi nên đến ngân hàng ngay bây giờ/vào ngày mai.

Ta nói I’d better do… (không nói “to do”):

It might rain. We’d better take an umbrella. (not “we’d better to take”)
Trời có thể mưa. Tốt hơn là chúng ta nên mang theo dù.

B. Had better và should.

Had better có nghĩa tương tự như should, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.
Ta chỉ dùng had better cho những tình huống đặc biệt (không dùng trong những trường hợp tổng quát).
Còn should được dùng cho tất cả các trường hợp khi đưa ra ý kiến hay cho ai lời khuyên:

It’s cold today. You’d better wear a coat when you go out. (a particular situation)
Hôm nay trời lạnh. Tốt hơn là bạn nên mặc áo khoác khi đi ra ngoài. (một tình huống đặc biệt)
I think all drivers should wear seat belts. (in general – không nói had better wear)
Tôi nghĩ là tất cả các tài xế nên đeo dây lưng an toàn. (một cách tổng quát)

Cũng vậy, đối với had better, luôn luôn có một mối nguy hiểm hay chuyện không hay nếu bạn không làm theo lời khuyên. Còn should chỉ mang ý nghĩa “đó là một việc nên làm”. Hãy so sánh:

It’s a great film. You should go and see it. (but no danger, no problem if you don’t)
Thật là một cuốn phim hay. Bạn nên đi xem nó. (bạn không xem cũng không có vấn đề gì)
The film starts at 8.30. You’d better go now or you’ll be late.
Cuốn phim bắt đầu lúc 8 giờ 30. Bạn nên đi ngay bây giờ nếu không bạn sẽ trễ.

C. It’s time…

Bạn có thể nói: It’s time (for somebody) to do something (đã đến lúc một người làm việc gì đó):

It’s time to go home/It’s time for us to go home.
Đến lúc chúng ta đi về nhà rồi.

Bạn cũng có thể nói:

It’s late. It’s time we went home.
Trễ rồi. Đã đến lúc chúng ta đi về nhà.

Trong câu này chúng ta dùng went – dạng quá khứ (past) nhưng nó mang nghĩa hiện tại hay tương lai (không mang nghĩa quá khứ)

It’s 10 o’clock and he’s still in bed. It’s time he got up. (không nói “It’s time he gets up”)
Đã 10 giờ rồi mà anh ấy còn ở trên giường. Đã đến lúcanh ấy dậy rồi.

It’s time you did something = Lẽ ra bạn đã nên làm hay khởi sự làm công việc đó rồi. Chúng ta dùng cấu trúc này để phê phán hay phàn nàn ai đó:

It’s time the children were in bed. It’s long after their bedtime.
Đã đến lúc bọn trẻ phải đi ngủ rồi. Đã quá giờ đi ngủ của chúng lâu rồi.
The windows are very dirty. I think it’s time we cleaned them.
Các cửa sổ bẩn quá. Tôi nghĩ là đã đến lúc chúng ta phải lau chùi chúng rồi.

Bạn cũng có thể nói It’s about time…, It’s high time … để làm mạnh hơn tính chất phê phán:

Jack is a great talker. But it’s about time he did something instead of just talking.
Jack là một tên khoác lác. Nhưng đã đến lúc hắn ta phải làm một việc gì đó thay vì chỉ nói suông.
You’re very selfish. It’s high time you realised that you’re not the most important person in the world.
Anh thật ích kỷ. Đã đến lúc anh phải nhận thức rằng anh không phải là người quan trọng nhất trên thế giới này.
-----------------------------------------------------------------------------------------

13/9/17

Verbs and sentences (Động từ và câu)

Động từ là từ dùng để chỉ hoạt động.
Động từ là từ loại có rất nhiều biến thể. Động từ chưa biến thể gọi là động từ nguyên thể (Infinitive), các động từ nguyên thể thường được viết có to đi trước.
Ví dụ to go (đi), to work (làm việc),…

Động từ TO BE
Động từ to be có nghĩa là thì, là, ở.
Đi với chủ từ số ít to be biến thể thành is /iz/
Đi với chủ từ số nhiều to be biến thể thành are /a:/
To be còn là một trợ động từ (Auxiliary Verb). Các trợ động từ là những động từ giúp tạo thành các dạng khác nhau của động từ.Khi giữ vai trò trợ động từ, những động từ này không mang ý nghĩa rõ rệt.

I. Động từ được chia và không được chia (Finites and Non-finites)
1.Những hình thức nào của động từ có thể giúp hình thành một vị ngữ (predicate) thì gọi là hình thức được chia (finites).
He walked slowly in the yard.
Các hình thức được chia của động từ đều nằm trong các thì (tense).
Khi hình thành thì quá khứ đơn (simple past) và quá khứ phân từ (past participle) tất cả các động từ đều được xếp vào hai nhóm: nhóm động từ có qui tắc (regular verbs) và nhóm động từ bất qui tắc (irregular verbs).
2.Động từ không được chia gồm có các dạng nguyên mẫu (infinitive), V+ing (present participle và gerund) và quá khứ phân từ (past participle).
II. Thêm -ED và thêm -ING
1. Các trường hợp thêm -ED:
Những cách thức thêm -ED sau đây được dùng để thành lập thì Quá khứ đơn (Simple Past) và Quá khứ phân từ (Past Participle).
a)Thông thường: Thêm ED vào động từ nguyên mẫu.
to walk – They walked home.
b)Động từ tận cùng bằng E – chỉ thêm D.
to live – They lived in Paris for three years.
c)Động từ tận cùng bằng phụ âm + Y – Đổi Y thành IED.
to study – He studied in the lab at weekends.
d)Động từ một vần tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở vần cuối (Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.
to stop – She stopped to buy some food.
to control – controlled
e)Một số động từ 2 vần, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở vần thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.
to travel – They travelled a lot.
Tương tự: to kidnap – kidnapped; to worship – worshipped.
2. Cách phát âm -ED tận cùng
-ED tận cùng được phát âm theo 3 cách khác nhau:
/ id /: sau các âm /t/ và /d/
to want – wanted; to decide – decided
/t/: sau các phụ âm điếc (voiceless consonant sounds)
to ask – asked; to finish – finished
/d/: sau các nguyên âm (vowel sounds) và phụ âm tỏ (voiced consonant sounds)
to answer – answered; to open – opened
3. Các trường hợp thêm ING
V.ing được hình thành để tạo nên hiện tại phân từ (present participle), trong các thì tiếp diễn (Continuous Tenses) và để tạo thành động danh từ (Gerund). Có 6 trường hợp thêm ING:
a)Thông thường: thêm -ING và cuối động từ nguyên mẫu.
to walk – walking; to do – doing
b)Động từ tận cùng bằng E- bỏ E trước khi thêm -ING
to live – living; to love – loving
c)Động từ tận cùng bằng -IE- đổi thành -Y trước khi thêm ING.
to die – dying; to lie – lying
d) Động từ một vần tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở vần cuối – Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.
to run – running; to cut – cutting
e)Một số động từ 2 vần, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở vần thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.
to travel – travelling
f)Một số động từ có các thêm -ING đặc biệt để tránh nhầm lẫn:
to singe (cháy xém) – singeing
khác với to sing (hát) – singing
to dye (nhuộm) – dyeing
khác với to die (chết) – dying
III. Trợ động từ (Auxiliary verbs) và Động từ thường (Ordinary verbs)
1.Trợ động từ (auxiliary verbs) là những động từ giúp tạo thành các dạng khác nhau của động từ. Khi giữ vai trò trợ động từ, những động từ này không mang ý nghĩa rõ rệt. Tự bản thân các trợ động từ cũng có thể là những động từ chính (main verb) trong câu. Khi là động từ chính, nó có ý nghĩa riêng.
2.Có hai nhóm trợ động từ:
a) Trợ động từ cơ bản (primary auxiliary verbs)
Gồm có be, have, do.
b) Trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs)
Gồm có will, would, can, could, may, might, shall, should, must, ought to, used to, dare, need.
IV. Ngoại động từ (Transitive) và Nội động từ (Intransitive)
1.Ngoại động từ (Transitive verbs) là những động từ diễn tả một hành động tác động lên một túc từ nào đó. Nói tóm tắt, ngoại động từ luôn đòi hỏi phải có một túc từ.
I hit the ball.
He killed the lion.
2.Nội động từ (Intransitive verbs) là những động từ không chuyển hành động đến một túc từ nào. Nó không có túc từ. Túc từ duy nhất mà nội động từ có thể có là loại túc từ cùng gốc (cognate objects).
The sun rises.
He sings a song. She lived a happy life.
3.Một số động từ có thể được sử dụng vừa như một nội động từ vừa như một ngoại động từ. Khi ấy, có thể có một thay đổi chút ít trong ý nghĩa. Ví dụ:
intransitive
The bell rings.
The fire lit quickly
transitive
The waiter rings the bell.
He lit the fire
V. Động từ khuyết thiếu (Defective verbs)
Động từ khuyết thiếu (defective verbs còn được gọi là model verbs) là những động từ có chung một tính chất thiếu một số hình thức (forms) và có chung một số cách sử dụng khác biệt với các động từ còn lại.
VI. Động từ liên kết (linking verbs)
Động từ liên kết (linking verbs) là những động từ nối chủ từ (subject) với các thành phần khác của mệnh đề (clause). Những thành phần này mô tả một tính chất nào đó của chủ từ.
The soldiers stayed perfectly still.
Những động từ liên kết (linking verbs) chính là: be, appear, become, end (up), feel, get, go, grow, keep, look, prove, remain, seem, smell, sound, stay, taste, turn (out)…
Câu (Sentence)
Câu có thể có rất nhiều dạng, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng chúng ta có thể quy về ba dạng cơ bản sau:
Thể xác định (Affirmative)
Thể phủ định (Negative)
Thể nghi vấn (Interrogative)
Trước hết chúng ta xét mẫu câu đơn giản nhất sau đây:
This is a book
(Đây là một quyển sách )
Trong câu này ta thấy:
This có nghĩa là đây, cái này, đóng vai trò chủ từ trong câu.
Is là động từ to be dùng với số ít (vì ta đang nói đến một cái bàn) và có nghĩa là là.
A book: một quyển sách.
Đây là một câu xác định vì nó xác định cái ta đang nói đến là một quyển sách.
Vậy cấu trúc một câu xác định cơ bản là:
Subject + Verb + Complement
(Chủ từ) (Động từ) (Bổ ngữ)
Khi viết câu ở thể phủ định ta viết:
This is not a book
(Đây không phải là một quyển sách)
Câu này chỉ khác câu trên ở chỗ có thêm chữ not sau is.
Vậy cấu trúc của câu phủ định là:
Subject+ Aux. Verb+ not+ Complement
(Chủ từ)(Trợ động từ)(Bổ ngữ)
is notcòn được viết tắt thànhisn’t /’iznt/
are notaren’t /a:nt/
Khi viết câu này ở thể nghi vấn ta viết:
Is this a book?
(Đây có phải là một quyển sách không?)
Trong câu này vẫn không thêm chữ nào khác mà ta thấy chữ is được mang lên đầu câu.
Vậy qui tắc chung để chuyển thành câu nghi vấn là chuyển trợ động từ lên đầu câu.
Cấu trúc:
Aux. Verb+Subject+ Complement
Đây là dạng câu hỏi chỉ đòi hỏi trả lời Phải hay Không phải. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi này chúng ta có thể dùng mẫu trả lời ngắn sau:
Yes, this is(Vâng phải)
No, this isn’t (Không, không phải)
Cấu trúc:
Yes,+Subject+Auxiliary Verb
No,+Subject+Auxiliary Verb+not.
This, That
This có nghĩa là đây, cái này
That có nghĩa là đó, kia, cái đó, cái kia
Khi dùng với số nhiều this, that được chuyển thành these, those.
Ví dụ:
Those are tables
(Đó là những cái bàn)
Those aren’t tables
(Đó không phải là những cái bàn)
Are those tables?
(Có phải đó là những cái bàn không?)
Yes, those are.
(Vâng, phải)
No, those aren’t.
(Không, không phải)
Vocabulary
and, or , but
Đây là các liên từ dùng để nối các từ hay các mệnh đề trong câu.
and có nghĩa là và
or có nghĩa là hoặc, hay là
but có nghĩa là nhưng, mà
Ví dụ:
This is a table and that is a chair.
(Đây là một cái bàn và kia là một cái ghế)
Is that a pen or a pencil?
(Đó là một cây bút mực hay bút chì?)
This is a pen but that’s a pencil?
(Đây là cây viết mực nhưng kia là cây viết chì)
---------------------------------------------------------------------------------------