26/6/15

TỪ VỰNG TOEIC - CHỦ ĐỀ SIÊU THỊ

Chào các bạn,
Bối cảnh Siêu thị - Supermarket là một bối cảnh quen thuộc ở hầu hết các phần nghe của bài thi TOEIC. Hôm nay chúng mình hãy cũng kiểm tra lại và mở rộng thêm vốn từ vựng về chủ đề quen thuộc này nhé:


frozen foods --/ˈfrəʊ.zənfuːds/-- - thức ăn đông lạnh
baked goods --/beɪkgʊdz/--: đồ khô (bánh ngọt, bánh...)
dairy products --/ˈdeə.ri ˈprɒd.ʌkts/--: các sản phẩm từ sữa
canned goods --/kændgʊdz/ --: đồ đóng hộp
snacks --/snæks/ -- đồ ăn vặt
beverages --/ˈbev.ər.ɪdʒ/ --: đồ uống
groceries -/ˈgrəʊ.sər.iːz/--; tạp phẩm
household items --/ˈhaʊs.həʊld ˈaɪ.təms/ -- đồ gia dụng
deli counter --/ˈdel.i ˈkaʊn.təʳ/--- quầy bán thức ăn ngon
receipt --/rɪˈsiːt/--: hóa đơn
freezer --/ˈfriː.zəʳ/--: máy ướp lạnh
cash register --/kæʃ ˈredʒ.ɪ.stəʳ/--: máy tính tiền
cashier --/kæʃˈɪəʳ/ --: thu ngân;           shopping cart --/ˈʃɒp.ɪŋkɑːt/ --- xe đẩy
conveyor belt --/kənˈveɪ.əˌbelt/--: băng tải
shelf --/ʃelf/ --: kệ để hàng
scale --/skeɪl/ -- cân đĩa
bin /bɪn/ -- thùng chứa
shopping basket --/ˈʃɒp.ɪŋ ˈbɑː.skɪt/--: giỏ mua hàng
checkout counter --/ˈtʃek.aʊt ˈkaʊn.təʳ/-- quầy thu tiền
aisle --/aɪl/-- - lối đi


MỘT SỐ CỤM TỪ HAY XUẤT HIỆN TRONG PẢT 7 TOEIC

Để tăng tốc độ đọc và độ chính xác khi trả lời câu hỏi của phần 7 TOEIC. Các bạn hãy chuẩn bị cho mình những cụm từ theo chủ đề hay gặp nhé! Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn những cụm từ bổ ích trong các bài đọc hiểu về quảng cáo tuyển dụng nhé!


Phần “Duties/ Responsibilities” ( Nhiệm vụ )
-              Analyze sales report: phân tích báo cáo kinh doanh
-              Maintain and update computer database: duy trì và cập nhập dữ liệu máy tính
-              Develop and maintain helpful contacts: phát triển và duy trì các mối quan hệ hữu ích
Phần Requirements ( Yêu cầu)
-              Have a minimum of 3 years of experience in: có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong..
-              Demonstrate ability to: thể hiện khả năng trong việc
-              Possess a bachelor degree: sở hữu bằng cử nhân
-              Online marketing experience preferred: ưu tiên kinh nghiệm tiếp thị trực tuyến
-              Excellent skills: kĩ năng xuất sắc
Phần How to apply (cách thức ứng tuyển)
-              Serious candidate: ứng viên nghiêm túc
-              Interested candidate: ứng viên có quan tâm
-              Apply now! : ứng tuyển ngay
-              Send your resume


Cấu trúc tiếng Anh thường dùng trong đề thi TOEIC

1. to be interested in + N/V-ing: quan tâm đến...
Ex: Mrs Brown is interested in going shopping on Sundays.
2. to waste + time/ money + V-ing: tốn tiền hoặc thời gian làm gì
Ex: - He always wastes time playing computer games each day.
- Sometimes, I waste a lot of money buying clothes.
3. To spend + amount of time/ money + V-ing: dành bao nhiêu thời gian làm gì.
Ex: - I spend 2 hours reading books a day.
- Mr Jim spent a lot of money traveling around the world last year.
4. To spend + amount of time/ money + on + something: dành thời gian vào việc gì...
Ex: - My mother often spends 2 hours on housework everyday.
- She spent all of her money on clothes.
5. to give up + V-ing/ N: từ bỏ làm gì/ cái gì...
Ex: You should give up smoking as soon as possible.
6. would like/ want/wish + to do something: thích làm gì...
Ex: I would like to go to the cinema with you tonight.
7. have + (something) to + Verb: có cái gì đó để làm
Ex: I have many things to do this week.
8. It + be + something/ someone + that/ who: chính...mà...
Ex: - It is Tom who got the best marks in my class.
- It is the villa that he had to spend a lot of money last year.
9. Had better + V(infinitive): nên làm gì....
Ex: You had better go to see the doctor.
10. hate/ like/ dislike/ enjoy/ avoid/ finish/ mind/ postpone/ practice/ consider/ delay/ deny/ suggest/ risk/ keep/ imagine/ fancy + V-ing
Ex: I always practice speaking English everyday
11. It is + tính từ + (for smb) + to do smt
Ex: It is difficult for old people to learn English (Người có tuổi học tiếng Anh thì khó)
12. To be interested in + N / V_ing: Thích cái gì / làm cái gì
Ex: We are interested in reading books on history (Chúng tôi thích đọc sách về lịch sử)
13. To be bored with: Chán làm cái gì
Ex: We are bored with doing the same things everyday (Chúng tôi chán ngày nào cũng làm những công việc lặp đi lặp lại)
14. It’s the first time smb have (has) + P2 + smt: Đây là lần đầu tiên ai làm cái gì
Ex: It’s the first time we have visited this place (Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới thăm nơi này)
15. enough + danh từ: đủ cái gì + to do smt
Ex: I don’t have enough time to study (Tôi không có đủ thời gian để học)
16. Tính từ + enough: đủ làm sao + to do smt
Ex: I’m not rich enough to buy a car (Tôi không đủ giàu để mua ôtô)
17. too + tính từ + to do smt: Quá làm sao để làm cái gì
Ex: I’m to young to get married (Tôi còn quá trẻ để kết hôn)
18. To want smb to do smt = To want to have smt + P2: Muốn ai làm gì = Muốn có cái gì được làm
Ex: She wants someone to make her a dress (Cô ấy muốn ai đó may cho cô ấy một chiếc váy) = She wants to have a dress made (Cô ấy muốn có một chiếc váy được may)
19. It’s time smb did smt: Đã đến lúc ai phải làm gì
Ex: It’s time we went home (Đã đến lúc tôi phải về nhà)
20. It’s not necessary for smb to do smt = Smb don’t need to do smt: Ai không cần thiết phải làm gì = doesn’t have to do smt
Ex: It is not necessary for you to do this exercise (Bạn không cần phải làm bài tập này)

Từ vựng tiếng Anh sử dụng khi viết CV và đơn xin việc

Tiêu đề của đơn xin việc/ thư ứng tuyển trong tiếng anh là gì ? Các kỹ năng làm việc/ kỹ năng mềm thường dùng trong tiếng anh là gì ? Các từ vựng dùng chung khi viết đơn xin việc và CV trong tiếng anh? Khi kết thúc đơn xin việc,  thư ứng tuyển ta dùng từ tiếng anh nào  ?
Viết cv xin việc bằng tiếng anh bây giờ rất phổ biến bởi ngày càng có nhiều công ty nước ngoài tại Việt Nam. Với mong muốn góp phần giúp các bạn dễ dàng hơn trong những việc viết CV và đơn xin việc ấn tượng, Chuyên mục tiếng anh cho người đi làm của Academy.vn chia sẻ với các bạn những từ vựng phổ biến dùng trong việc viết đơn xin việc, CV bằng tiếng anh :


1. Tiêu đề của đơn xin việc/ thư ứng tuyển trong tiếng anh là gì ?
– Cover letter : Đơn xin việc / thư ứng tuyển
– Appllication letter : Đơn xin việc / thư ứng tuyển
– CV ( Curriculumn vitae) : Sơ yếu lí lịch
2. Các kỹ năng làm việc/ kỹ năng mềm thường dùng trong tiếng anh là gì ?
– Detail oriented : Chi tiết
– Hard Working : Chăm chỉ
– Under pressure: dưới áp lực
– Independent : Độc lập
– Teamwork : Làm việc nhóm
3. Các từ vựng dùng chung khi viết đơn xin việc và CV trong tiếng anh – giới thiệu bản thân bằng tiếng anh
– Job descripsion : mô tả công việc
– Career objective :  Mục tiêu nghề nghiệp
– Interview : Buổi phỏng vấn/ cuộc phỏng vấn
– Appointment : Cuộc hẹn, cuộc gặp mặt
– Writing in response to : đang trả lời cho
– Experiences : Kinh nghiệm
– Development : Đã đạt được, phát triển được, tích lũy được
– Undertake : Tiếp nhận, đảm nhiệm
– Position : Vị trí
– Peformentce : kết quả
– Skills : Kỹ năng
– Level : Cấp bậc
– Word for : Làm việc cho ai, công ty nào
– Proffessional : Chuyên nghiệp
– Belived in: Tin vào, tự tin vào
– Confident : Tự tin
– Human resources department : Phòng nhân sự
– Apply for : ứng tuyển vào vị trí
4. Từ vựng tiếng anh dùng để nói về trình độ học vấn trong CV và đơn xin việc
– GPA ( Grade point average ) : Điểm trung bình
– Graduated : Tốt nghiệp
– Internship – Thực tập sinh 
5. Khi kết thúc đơn xin việc,  thư ứng tuyển ta dùng từ tiếng anh nào ?
– Sincerely : Trân trọng
– Faithfully: Trân trọng ( dùng trong văn cảnh ít trang trọng hơn Sincerely )
– Best regards: Trân trong – Cái này dùng rất hay đặc biệt là trong viết email

Phương pháp làm Part 3 TOEIC hiệu quả

Trên thực tế, câu hỏi của Part 3 có rất nhiều "bẫy", nhằm kiểmtra khả năng nghe thật sự của thí sinh. Các câu trả lời cho sẵn thường có những từ hay cụm từ giống như trong bài nghe, hoặc có những ý tương tự nhưng không hoàn toàn chính xác, v.v. Part 3 cũng là phần có nhiều thay đổi nhất trong đề thi TOEIC mới. Mỗi bài đối thoại được tăng lên thành 4 lượt nói (M - W - M - W) và có 3 câu hỏi. 

I. Thể loại câu hỏi trong Part 3

Câu hỏi của Part 3 có thể phân biệt ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc phân biệt các câu hỏi theo hai hướng sau đây là hợp lí nhất.



1. Phân biệt nội dung - Câu hỏi suy luận (inference): Các cách diễn đạt lại nội dung bằng cách khác (paraphrasing) được dùng trong đáp án- Câu hỏi nội dung trong bài: Các cách diễn đạt trong bài nghe được dùng trong đáp án

2. Phân biệt câu hỏi

 - Trường hợp chủ ngữ được nói rõ trong câu hỏi

Ex: What does the man[woman, they] mean?

-Trường hợp chủ ngữ được nói rõ trong câu hỏi nhưng đó là nhân vật thứ ba được đề cập đến trong bài đối thoại

Ex: How will Mary go to the airport ?

Ex: What is the problem? tự học tiếng anh giao tiếp

II. Đặc trưng của Part 3

-Tốc độ nói nhanh dần.

- Độ dài của đoạn đối thoại là 4 lượt nói.

- Có nhiều bẫy nhất trong 4 phần của L/C.

- Ngày càng có nhiều câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hiểu mạch diễn đạt và toàn bộ bài đối thoại; chỉ hiểu những từ hoặc cụm từ riêng lẻ là không đủ.-Đáp án sai cũng có những từ hoặc cụm từ thí sinh đã nghe trong bài đối thoại.

Hệ thống các cách chinh phục nhanh Part 3

Hệ thống 1: Nên đọc câu hỏi trước khi nghe 

- Bạn nên đọc trước câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài đối thoại có 3 câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe. Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.

- Bạn nên tận dụng thời gian kiểm tra lại Part 2 và thời gian đọc phần hướng dẫn (directions) để xem 'trước câu hỏi.

- Hai câu hỏi được đọc cách nhau 8 giây. Trong 8 giây này, bạn phải chọn câu trả lời. Nếu vẫn còn thời gian sau khi đã chọn xong, bạn nên xem trước câu hỏi tiếp theo.

- Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 3. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn.

- Bạn nên xem xét thật kỹ câu hỏi. Không có phần nào trong câu hỏi là không quan trọng.

- Bạn nên đặc biệt chú ý đến đối tượng được hỏi: là nam hay nữ, là một trong hai người nói hay là nhân vật thứ ba. Khi chú ý phần này, bạn sẽ nghe có trọng tâm hơn.

Hệ thống 2: Nếu có thể, nên đọc các đáp án cho sẵn trước khi nghe

Bạn nên đọc các đáp án cho sẵn, ưu tiên cho các đáp án dài, nếu cả 4 đáp án đều dài thì ưu tiên cho các câu (C) và (D) vì xác suất (C) hoặc (D) được chọn làm đáp án đúng cao hơn (A) và (B).

Hệ thống 3: Nên vừa nghe vừa giải quyết câu hỏi học tiếng anh online tốt nhất

Khi làm Part 3, bạn nên theo trình tự sau: (1) Đọc trước câu hỏi (2) Nghe đoạn đối thoại (3) Đánh đấu chọn câu trả lời đúng nhất vào phiếu bài làm (4) Đọc trước câu hỏi của đoạn tiếp theo. Nếu bạn chờ đến khi nghe xong mọi thứ mới chọn câu trả lời thì bạn sẽ không có thời gian để xem các câu hỏi tiếp theo.

Hệ thống 4: Nắm rõ thứ tự câu hỏiCác câu hỏi thường được đặt theo thứ tự nội dung của bài đối thoại.Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải như vậy

Hệ thống 5 : Nghe kỹ phần nội dung sau các từ/cụm từ nốiPhần nội dung trọng tâm thường được đặt làm câu hỏi là phần theo sau những từ hay cụm từ nối như:but, however, actually, in fact, as a matter of fact, in that case, so, then, well, v.v.

Hệ thống 6: Không nên mải suy nghĩ về các câu hỏi đã qua Bạn nên bỏ tâm lý mải suy nghĩ về những câu hỏi mình đã không làm được tốt lắm trong những bài đối thoại đã qua. Những câu hỏi hiện tại phải được xem là quan trọng nhất bởi vì dù bạn có lo lắng đến mức nào đi nữa, bạn cũng không thể nghe

Bạn phải đọc câu hỏi.

Trước hết bạn nên đọc câu hỏi và lựa chọn trả lời cho sẵn trong khoảng thời gian Directions được đọc qua băng ( khoảng 30 giây). Nếu làm như vậy, bạn mới có thể trả lới nhanh chóng câu hỏi 41-43 và có đủ thời gian dành cho câu hỏi kế tiếp.Mặc dù thời gian trống giữa các câu hỏi là 8 giây,nhưng bạn không nên dành hết thời gian đó để trả lời một câu.

Hãy đánh dấu thật nhanh vào phiếu bài làm và dành thời gian đọc câu hỏi kế tiếp.

Dứt khoát bỏ qua nếu không trả lời được.

Vấn đề lớn nhất đối với thí sinh ở trình độ sơ cấp là nếu gặp trở ngại khi trả lời một câu hỏi nào đó thì họ sẽ bối rối không đọc câu hỏi kế tiếp, mà cứ ” vấn vương” mãi với câu hỏi chưa trả lời được đến nỗi không tập trung được.Với thí sinh ở trình độ cao hơn,họ có thể trả lời những câu hỏi họ biết,nhưng nếu không làm được thì họ dứt khoát bỏ qua.Đây cũng là kỹ năng bạn cần phải luyện tập. trung tâm tiếng anh

Cần ghi nhớ trình tự sau đây.

1.Đọc trước câu hỏi.

2.Nghe băng.

3.Đánh dấu trực tiếp lên phiếu làm bài.

4.Thời gian trống giữa các câu hỏi là 8 giây,bạn hãy trả lời nhanh câu hỏi rồi dùng khoảng thời gian còn lại để đọc câu hỏi kế tiếp.

19/6/15

Những cụm từ thường hay xuất hiện trong bài thi Listening

Khi mình luyện tập các bài nghe TOEIC trong lúc luyện thi TOEIC, sẽ rất có ích nếu các em nắm được một số cụm hay gặp trong giao tiếp và hội thoại đấy, mình sẽ tiết kiệm thời gian không phải bận tâm quá ý nghĩa của những cụm này và còn có thể suy luận được phần tiếp theo của câu sẽ về vấn đề gì nữa đấy:
(Part 1)
1. Hỏi ý kiến của ai đó:
What do you think about it? Hoặc What do you think? Hoặc What is your opinion? Bạn nghĩ thế nào (về vấn đề này)
What is your point of view? Quan điểm của bạn là gì?
What is your attitude to this problem? Bạn có thái độ thế nào trước vấn đề này?
Would you like to say something about it? Bạn có muốn phát biểu điều gì liên quan đến vấn đề này không?
2. Đưa ra ý kiến của mình:
I think that: Tôi nghĩ là
In my opinion hoặc In my view: Theo quan điểm các nhân tôi
The way I see it: Theo nhìn nhận của tôi
As far as I know hoặc là As far as I’m concerned, theo như những gì tôi biết được
As for me: về phần cá nhân tôi
3. Bổ sung thêm thông tin:
In addition to that: Thêm vào đó
I’d like to add that: tôi muốn bổ sung rằng
What’s more: thêm nữa là
Besides: Ngoài ra
Also: Cũng thế
4. Đưa ra một lời gợi ý
I suggest: Tôi gợi ý
Why don’t we: Tại sao chúng ta không
How about: (về vấn đề gì đó) thì sao?
We could: chúng ta có thể
Wouldn’t it be a good idea to: Liệu (vấn đề gì đó) có phải là một ý kiến hay không?
Let’s: chúng ta hãy
5. Yêu cầu làm rõ thêm thông tin:
I’m afraid I don’t understand. Tôi sợ là tôi không hiểu
Could you explain it, please? Bạn có thể giải thích giùm tôi được không?
Would you mind explaining it in detail? Phiền bạn nói chi tiết thêm về vấn đề này được không?
Why? Why not? Tại sao? Tại sao không được?
I’d like to know: tôi muốn biết thêm
What do you mean by saying: Ý của bạn khi nói (việc gì) là thế nào?
Do you mean that: Có phải ý bạn là
What are you trying to say?: Bạn đang cố gắng diễn đạt điều gì cơ?
6. Giải thích và làm rõ
I mean that: Ý tôi là
What I am trying to say is that hoặc What I wanted to say was that: Điều mà tôi đang cố gắng nói tới là
In other words: Mặt khác
You misunderstood. Let me explain: Bạn hiểu nhầm mất rồi, để tôi giải thích.
Hy vọng với phương pháp tự luyện thi toeic trên đây, các bạn có đảm bảo cho việc học tập tốt hơn và đạt được mục tiêu mong muốn.

Chinh phục part 1 toeic như thế nào


1 phút 35 giây là thời gian đọc phần hướng dẫn (Direction). Thời gian dành cho phần hướng dẫn dài hơn 20 giây so với TOEIC cũ.
Trong khoảng thời gian đó, hãy quan sát kĩ bức tranh và cố gắng thầm đặt ra trong đầu các câu miêu tả tranh bằng tiếng Anh. Ví dụ: “The man is getting in a car”, “The child is playing on the ground”, “The color of the window is blue”,… Điều đó sẽ giúp bạn sẵn sàng không rơi vào tình trạng bị động phải chạy theo câu hỏi.
Ngoài ra, nếu vẫn còn dư thời gian, bạn hãy tranh thủ đọc câu hỏi và các lựa chọn trả lời cho sẵn của Part 3 và Part 4. Đây là 2 phần nghe dài và khó nhất.
 
– Tập trung chú ý, dù là chi tiết nhỏ nhất
Bài thi thường đặt ra những câu hỏi về những chi tiết nhỏ nhặt mà bạn ít khi để ý đến trong bức tranh, vì vậy điều quan trọng là bạn phải quan sát bức tranh một cách chính xác đến từng chi tiết. Hãy nhớ, quan sát thật kỹ bức tranh và đừng bỏ quan bất cứ chi tiết nhỏ nào.

Nhung-cum-tu-hay-xuat-hien-trong-de-thi-Toeic


– Cẩn thận “bẫy” phát âm
Ở part 1, bạn phải luôn tập trung chú ý vào phát âm vì thường có những câu hỏi “bẫy” về từ có cách phát âm tương tự nhau hoặc từ đồng âm khác nghĩa: copy/coffee, duck/ dock, setting/sitting, plan/plant, plan/plane, working/walking …
Ngoài ra, bài thi TOEIC mới còn bổ sung những câu hỏi giọng Anh, Úc, New Zealand…, dễ khiến các bạn cảm thấy không quen. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách luyện nghe với nhiều giọng khác nhau để tránh bị bối rối và khó hiểu khi thi.
 
– Quyết định nhanh nhưng không vội vã
Khi bắt đầu nghe, hãy quyết định ngay sau mỗi câu bạn nghe thấy là hoàn toàn sai, có thể đúng hay hoàn toàn đúng.
Bạn có thể dùng tay đánh dấu bằng một gạch ngang, dấu hỏi hay dấu cộng… trên tờ đề thi để nhớ tốt hơn. Khi không chắc chắn lắm về đáp án của mình, bạn sẽ có xu hướng đợi nghe xong cả 4 câu rồi cân nhắc xem câu nào đúng. Điều này khá tai hại vì nó sẽ làm giảm sự tập trung của bạn và các câu hỏi sau. Vì vậy hãy quyết định nhanh chóng, viết ra câu trả lời và chuyển sang quan sát bức ảnh của câu hỏi sau. Nếu bạn không chắc chắn thì chỉ nên đặt một dấu hỏi mờ mờ đằng sau đáp án trong phiếu đáp án để bạn có thể quay lại nghĩ về câu đó nếu cuối bài kiểm tra bạn còn dư chút thời gian. Nhưng nhớ xóa hết tất cả các kí hiệu này trước khi nộp bài.
Tuy nhiên, dù bạn chắc chắn đáp án A hay B là đúng, bạn cũng nên nghe một cách cẩn thận các đáp án khác để chắc chắn là lựa chọn của bạn đã chính xác. Part 1 tuy là dễ nhưng các câu hỏi thường có nhiều “bẫy”. Hãy cẩn thận để lấy trọn điểm phần này bạn nhé.
– Sử dụng phương pháp loại suy
Khá nhiều câu hỏi trong Bài test toeic  có đặc điểm là đáp án đúng thường là đáp án khó nghe nhất. Vì vậy, khi gặp những câu hỏi như thế, nếu bạn đã xác định được 3 đáp án không chính xác thì dù có thể không nghe rõ, bạn hãy tự tin chọn đáp án còn lại nhé.
– Giữ tâm lý thoải mái
Như đã nói, part 1 là phần dễ nhất trong bài thi TOEIC, bạn không nên quá căng thẳng trong phần này vì sẽ ảnh hưởng đến những phần thi tiếp theo. Bạn sẽ phải nghe liên tục trong 45 phút mà không có khoảng nghỉ. Vì thế, hãy cho phép mình thoải mái một chút trong phần thi đầu và để dành “năng lượng” cho những phần khó hơn

Làm thế nào để tăng nhanh điểm TOEIC

Xét cho cùng thì TOEIC, IELTS, TOELF…. cũng chỉ là 1 bài test đánh giá khả năng ngôn ngữ thông qua hình thức thi cử và điểm số. Khi đã là 1 kì thi thì nó cũng có những phạm vi, giới hạn riêng để giúp thí sinh định hướng và ôn luyện một cách trọng tâm nhất những gì mà kì thi đó yêu cầu. Điểm số cũng chỉ phần nào đánh giá năng lực ngôn ngữ , chứ ko phải là đúng hoàn toàn 100%, hơn nữa yếu tố tâm lý, may mắn hay đen đủi trong mỗi kì thi ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả.

20131114-3.3_BangTOEIC

Quay lại với vấn đề chính là làm sao tăng điểm nhanh đến 500-600 TOEIC?

Trước hết, các bạn biết rằng, từ cơ bản để đạt 500-600 toeic sẽ đơn giản hơn rất nhiều là từ 600-700 lên 800-900. Muốn điểm càng cao, đồng nghĩa với thực lực phải có thực sự, yếu tố may mắn sẽ giảm dần về số 0. 
Bỏ qua yếu tố may mắn, để đạt 400-500 một cách nhanh nhất, các bạn cần tập trung vào 2 vấn đề chính sau:
1) Phần Listening: Tăng luyện tập Listening để dành điểm (Đặc biệt là part 1,2) vì cùng một số lượng câu đúng phần nghe, quy đổi điểm sẽ cao hơn cùng số lượng câu đúng phần đọc.
VD: chẳng hạn, 15 câu đúng phần nghe các e được 80đ, nhưng 15 câu đúng phần đọc các e đc có 65đ. Việc chênh lệch này khá lớn và đó là cách tính điểm của IIG.

2) Phần Reading: Tập trung vào đoạn văn đơn part 7 (part 7 có 2 loại đoạn văn là Đoạn văn đơn và đoạn văn đôi), hơn là part 5,6.
Vì sao lại thế? Thực ra part 5,6 tuy là trắc nghiệm nhưng ăn điểm khó hơn part 7.Câu ngữ pháp thì đa phần bẫy rất tinh vi , mà câu về từ vựng thì đa phần là các e sai vì vốn từ ít ỏi, khoanh bừa là chính. Vậy thế part 7 thì cũng là kiểm tra từ vựng nhưng nó lại có đoạn văn để các e làm căn cứ, nhiều khi ko biết nghĩa nhưng thấy có từ vựng đó trên đoạn văn là chọn đc luôn (trừ 1 số trường hợp họ Paraphrase ( nghĩa là cùng nội dung đó nhưng họ diễn đạt trên đoạn văn 1 kiểu, câu hỏi 1 kiểu, ai ko biết thì chịu).

Tóm lại, học TOEIC là kì thi kiểm tra từ vựng. Ai nhiều từ vựng thì người đó thắng. Từ vựng học thông qua làm bài tập, tránh học vẹt. Chỉ vậy thôi.

Cách sử dụng mạo từ

Học tiếng Anh TOEIC hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng bởi vì hiện nay đa phần các công ty đều sử dụng chứng chỉ TOEICnhư một công cụ để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của cán bộ nhân viên và là tiêu chuẩn để tuyển dụng ứng viên của các nhà tuyển dụng.

Sau đây xin chia sẻ một trong những nội dung ôn tập thi TOEIC quan trọng: MẠO TỪ
1 Định nghĩa: Mạo từ là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.
Chúng ta dùng “the” khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ đối tượng nào đó. Ngược lại, khi dùng mạo từ bất định a, an; người nói đề cập đến một đối tượng chung hoặc chưa xác định được:
Mạo từ trong tiếng Anh chỉ gồm ba từ và được phân chia như sau:
Mạo từ xác định (Denfinite article): the
Maọ từ bất định (Indefinite article): a, an
Maọ từ Zero (Zero article): thường áp dụng cho danh từ không đếm được (uncountable nouns) và danh từ đếm được ở dạng số nhiều: coffee, tea; people, clothes
Mạo từ không phải là một loại từ riêng biệt, chúng ta có thể xem nó như một bộ phận của tính từ dùng để bổ nghĩa – chỉ đơn vị (cái, con chiếc).
2. Mạo từ bất định (Indefinite articles) – a, an – Dùng trước danh từ đếm được (số ít) – khi danh từ đó chưa được xác định (bất định). “an” dung cho danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (nhưng phụ thuộc vào cách phát âm).
Ví dụ: a book, a table
an apple, an orange
– Đặc biệt một số từ “h” được đọc như nguyên âm.
Ví dụ: an hour, an honest man
3. Mạo từ xác định(Definite article)
3.1 Cách đọc: “the” được đọc là [di] khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (a, e, i, o, u) và đọc là () khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm (trừ các nguyên âm):
The egg the chair
The umbrellae the book
The được đọc là [dơ] khi đứng trước danh từ có cách viết bắt đầu bằng nguyên âm nhưng có cách đọc bằng một phụ âm + nguyên âm: /ju:/ và /w^n/ như:
The United Stated
The Europeans
The one-eyed man is the King of the blind.
The university
The được đọc là [di] khi đứng trước danh từ có h không đọc:
The [di] hour (giờ)
The [di] honestman
The được đọc là [di: ] khi người nói muốn nhấn mạnh hoặc khi ngập ngừng trước các danh từ bắt đầu ngay cả bằng phụ âm:
Ví dụ: I have forgotten the [di:], er, er the [di:], er, check.
(tôi đã bỏ quên cái, à, à…, cái ngân phiếu rồi)
Đọc thêm tài liệu luyện thi TOEIC để mở rộng vốn kiến thức về TOEIC nhé! 
3.2 Một số nguyên tắc chung:
a/ The được dùng trước danh từ chỉ người , vật đã được xác định :
Mạo từ xác định “the” được dùng trước danh từ để diễn tả một ( hoặc nhiều) người , vật, sự vật nào đó đã được xác định rồi, nghĩa là cả người nói và người nghe đều biết đối tượng được đề cập tới. Khi nói ‘Mother is in the garden’ (Mẹ đang ở trong vườn), cả người nói lẫn người nghe đều biết khu vườn đang được đề cập tới là vườn nào, ở đâu. Chúng ta xem những ví dụ khác:
The Vietnamese often drink tea.
( Người Việt Nam thường uống trà nói chung)
We like the teas of Thai Nguyen.
( Chúng tôi thích các loại trà của Thái Nguyên)
(dùng the vì đang nói đến trà của Thái Nguyên)
I often have dinner early.
(bưã tối nói chung)
The dinner We had at that retaurant was awful.
(Bữa ăn tối chúng tôi đã ăn ở nhà hàng đó thật tồi tệ)
Butter is made from cream.
(Bơ được làm từ kem) – bơ nói chung
He likes the butter of France .
( Anh ta thích bơ của Pháp) – butter được xác định bởi từ France (N ư ớc ph áp
Pass me a pencil, please.
(Làm ơn chuyển cho tôi 1 cây bút chì) – cây nào cũng được.
b/ The dùng trước danh từ chỉ nghĩa chỉ chủng loại: The có thể dùng theo nghĩa biểu chủng (generic meaning), nghĩa là dùng để chỉ một loài:
I hate the television.
( Tôi ghét chiếc tivi)
The whale is a mammal, not a fish.
(cá voi là động vật có vú, không phải là cá nói chung)
Ở đây, the television, the whale không chỉ một cái điện thoại hoặc một con cá voi cụ thể nào mà chỉ chung cho tất cả máy điện thoại , tất cả cá voi trên trái đát này.
3.3 Những trường hợp đặc biệt:
a/ Các từ ngữ thông dụng sau đây không dùng the :
Go to church: đi lễ ở Nhà thờ
go to the church: đến nhà thờ (ví dụ: để gặp Linh mục)
Go to market: đi chợ
go to the market: đi đến chợ (ví dụ: để khảo sát giá cả thị trường)
Go to school : đi học
go to the school : đến trường (ví dụ: để gặp Ngài hiệu trưởng)
Go to bed : đi ngủ
go the bed : bước đến giường (ví dụ: để lấy quyển sách)
Go to prison : ở tù
go to the prison : đến nhà tù (ví dụ: để thăm tội phạm)
Sau đây là một số ví dụ tham khảo:
We go to church on Sundays
(chúng tôi đi xem lễ vào chủ nhật)
We go to the church to see her
(chúng tôi đến nhà thờ để gặp cô ta)
We often go to school early.
(chúng tôi thường đi học sớm)
My father often goes to the school to speak to our teachers.
(Bố tôi thường đến trường để nói chuyện với các thầy cô giáo của chúng tôi)
Jack went to bed early.
(Jack đã đi ngủ sớm)
Jack went to the bed to get the book.
(Jack đi đến giường lấy cuốn sách)
Trong khi, các từ dưới đây luôn đi với “the” :
cathedral (Nhà thờ lớn) office (văn phòng)
cinema (rạp chiếu bóng) theatre ( rạp hát)
Chú ý: Tên của lục địa, quốc gia, tiểu bang, tỉnh , thành phố, đường phố, mũi đất, hòn đảo, bán đảo , quần đảo , vịnh , hồ, ngọn núi không dùng mạo từ “the”:
b/ Các trường hợp dùgn mạo từ the
1/ use of the definite article: The + noun( noun is defined)
Ví dụ:
I want a boy and a cook the boy must be able to speak
A dog and a cat were traveling together, the cat looked black while the dog
2/ A unique thing exists (Một người, vật duy nhất tồn tại)
Ví dụ:
The earth goes around the sun.
The sun rises in the East.
3/ Khi một vật dùng tượng trưng cho cả loài
Ví dụ:
The horse is a noble animal
The dog is a faithful animal
4/ So sánh cực cấp
Ví dụ:
She is the most beautiful girl in this class
Paris is the biggest city in France
5/ Trước 1 tính từ được dung làm danh từ để chỉ 1 lớp người và thường có nghĩa số nhiều
Ví dụ:
The one-eyed man is the King of the blind.
The poor depend upon the rich.
6/ Dùng trong thành ngữ: BY THE (theo từng)
Ví dụ:
Beer is sold by the bottle.
Eggs are sold by the dozen.
7/ Trước danh từ riêng (proper noun) số nhiều để chỉ vợ chồng hay cả họ ( cả gia đình)
Ví dụ:
The Smiths always go fishing in the country on Sundays.
Do you know the Browns?
8/ Trước tên: rặng nú, song, quần đảo, vịnh, biển, đại dương , tên sách và báo chí, và tên các chiếc tàu.
Ví dụ:
The Thai Binh river; the Philippines , the Times …
9/ Trước danh từ về dân tộc tôn phái để chỉ toàn thể
Ví dụ:
The Chinese, the Americans and the French were at war with the Germans
The Catholics and the protestants believe in Christ
The Swiss; Dutch; the Abrabs
10/ Both, all, both, half, double + The + Noun
Notes:
All men must die (everyone)
All the men in this town are very lazy
11/ Use “the” for Musical Instruments
The guitar (I could play the guitar when I was 6.),
The piano, The violin
12/ Khi sau danh từ đó có of
The history of England is interesting.
trong khi các môn học không có “the”
I learn English; He learns history at school.
Chúc các bạn luyện thi TOEIC thật tốt!!!