28/8/15

WAY OF ACCEPTING AN APOLOGY - CÁCH CHẤP NHẬN LỜI XIN LỖI


Các bạn ơi, trong cuộc sống, chúng ta sẽ có những lần mắc lỗi lầm và người khác cũng vậy. Thế nên hãy sẵn sàng chấp nhận lời xin lỗi của người khác nhé! Mình sẽ cùng học cách chấp nhận lời xin lỗi bằng tiếng Anh nha. Chúc các bạn học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả nhé!

  

1. That's quite all right........................used when telling someone that you do not mind what they have done
- Không sao đâu.
- Cách dùng: Thể hiện rằng bạn không bận tâm tới điều mà người đó đã làm.

2. There's no need to apologize
- Không cần xin lỗi đâu mà
- Cách dùng:. Thể hiện rằng bạn không bận tâm tới điều mà người đó đã làm

3. No problem...................................used when telling someone you know well that you do not mind what they have done
- Không vấn đề gì!!
- Cách dùng: Nhấn mạnh một cách chắc chắn rằng bạn không bận tâm chút nào hết

4. Don't worry
- Đừng lo/ Đừng bận tâm
- Cách dùng: Thể hiện rằng bạn không bận tâm tới điều mà người đó đã làm


CÁC NGHĨA KHÁC NHAU CỦA TỪ “PICK UP”


Hi Babies, mình cùng học về "CÁC NGHĨA KHÁC NHAU CỦA TỪ “PICK UP” các bạn nhé! Rất hữu ích khi mình luyện thi TOEIC đó em! Hãy học chăm chỉ để ôn thi TOEIC đạt kết quả cao nha. 

1. Nâng hoặc mang cái gì đó.

• She put her coat on, picked up her bag, and left.

(Cô ta mặc áo khoác, mang túi xách, và đi).

2. Học lỏm

• When I got back from Tokyo I realised that I had picked up quite a few Japanese words.

(Khi trở về từ Tokyo tôi nhận ra rằng tôi đã học lỏm được nhiều từ Nhật).

3. Có sự tiến triển hoặc cải tiến

• Business was very slow for the first few months, but it picked up in the new year.

(Việc kinh doanh rất chậm trong những tháng đầu, nhưng có sự tiến triển trong năm mới).

4. Mắc bệnh truyền nhiễm

• I picked up a chest infection towards the end of the week.

(Tôi bị mắc bệnh truyền nhiễm ngực vào cuối tuần).

5. Bắt giữ hoặc giam người nào đó

• The bank was robbed at 6pm. The police had picked up 3 suspects by 9.

(Ngân hàng bị trộm vào lúc 6 giờ. Cảnh sát đã bắt giữ 3 người tình nghi vào lúc 9 giờ).


TIẾNG ANH PHỎNG VẤN: VỀ VẤN ĐỀ LƯƠNG BỔNG


Đề cập đến Salary – Lương bổng khi phỏng vấn
Khi phỏng vấn, ngoài việc thể hiện đam mê và hướng nghề nghiệp của bản thân, mình còn phải trải qua một giai đoạn khó nhằn và là thương lượng lương bổng đó nhỉ. Vậy mình gợi ý cho các em vài mẫu câu cực chuyên nghiệp để mình tự tin “bán giá trị” của mình cho nhà tuyển dụng nhé 
1) I’m expecting a competitive salary: tôi hi vọng sẽ nhận được mức lương cạnh tranh
2) I expect experience-based remuneration: tôi mong muốn một chế độ đãi ngộ dựa trên kinh nghiệm
3) My salary expectations are in line with my qualifications and education: Những kỳ vọng về lương bổng của tôi dựa trên khả năng chuyên môn và trình độ giáo dục của bản thân
4) I expect it to be based on my drive and performance: Tôi kỳ vọng lương của mình sẽ phản ánh được nỗ lực và khả năng làm việc của mình
5) With this offer do I forecast other benefits?: (Câu này dùng khi em thấy mức lương nhà tuyển dụng đưa ra dưới mức mong đợi :P) Với đề nghị này liệu tôi còn có thêm những ưu đãi nào không?
Chúc các bạn tự tin và tập trung trong buổi phỏng vấn nhé ^^






MỘT SỐ CỤM TỪ KINH ĐIỂN TRONG BÀI THI TOEIC


Các bạn ơi hôm nãy chúng mình sẽ cùng nhau điểm lại những cụm từ kinh điển của bài test TOEIC nhé:
1. Prior to (=before)
Ví dụ: Ở phần 4 đề thi TOEIC, tình huống thông báo ở sân bay/ ga tàu rất hay có câu “ Please arrive at the airport 2 hours prior to your flight departure” (Hãy đến sân bay sớm 2 tiếng trước giờ khởi hành!)
.
2. In favour/favor of (tán thành, ủng hộ)
Ví dụ: The majority was in favor of the new proposal.
.
3. In charge of (chịu trách nhiệm)
Ví dụ: Mr. Phillip Vargas is in charge of the Sales Department.
.
4. On account of (=because of)
Ví dụ: The game was delayed on account of the rain.
.
5. By means of (bằng cách)
Ví dụ: She tried to explain by means of sign language.
6. Be at stake (be in danger- gặp nguy hiểm)
Ví dụ: Thousands of people will be at stake if emergency aid does not arrive soon.
.
7. Be concerned about (lo lắng về vấn đề gì)
Ví dụ: I’m a bit concerned about the limited time for this project.
.
8. Take something into consideration (quan tâm, chú trọng đến cái gì)
Ví dụ: When choosing a supplier, we should take price into consideration.
.
9. Demand for (nhu cầu cho sản phẩm gì)
Ví dụ: There’s no demand for that product nowadays.
.
10. Take advantage of something (tận dụng/lợi dụng cái gì)
Ví dụ: You shouldn’t take advantage of his generosity.
Chúc cả nhà luyện thi TOEIC thật tốt nhé!



Học Tiếng Anh giao tiếp

Mẹo nhỏ giúp cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh

Với người học tiếng Anh, trong các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết thì kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao khả năng phát âm và kỹ năng giao tiếp. Tại sao bạn nghe tiếng Anh chưa tốt? nhiều người học thường bỏ qua kỹ năng này mà tập trung vào ngữ pháp, đọc và từ vựng. Hãy cùng tìm hiểu những bí kíp để cải thiện kỹ năng nghe hiệu quả nhé!

Học cách phát âm chuẩn
Bạn không thể nghe tốt tiếng Anh nếu bạn không biết cách phát âm từ vựng. Nắm được cách phát âm và trọng âm là chìa khóa vàng giúp bạn nghe tốt tiếng Anh, nhất là trong trường hợp bạn phải nghe những đoạn nói nhanh. Nói chuyện với người nước ngoài  sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ tiếng Anh như 100h học Giao tiếp của MsHoaToeic để giúp bạn hòa mình vào môi trường nói tiếng Anh và nâng cao khả năng phát âm của mình. Ngoài ra, bạn nên chú trọng tới cách phát âm với mỗi từ mới. Hãy dùng từ điển có phiên âm chuẩn như Longman Dictionary of Contemporary English, Longman Advanced American Dictionary…và học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng trong mỗi câu. Nắm được cách phát âm sẽ giúp bạn nghe tốt hơn rất nhiều.



Nghe nắm ý chính

Đây là kỹ thuật nghe có mục đích, nghe để tìm hiểu nội dung chính. Trước khi nghe, bạn cần đọc qua những câu hỏi yêu cầu, hoặc nghe chỉ dẫn trong băng đĩa để suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe. Trong quá trình nghe, bạn nghe những từ quan trọng để dựa vào đó suy ra ý chính của bài nghe. Những từ này thường là những từ mang trọng âm, được nhấn mạnh hoặc được nhắc nhiều lần trong bài. Bạn nên sử dụng kỹ năng tốc ký (note-taking) để tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ lại những thông tin vừa nghe và phát triển bài nghe sao có hệ thống. Để tốc ký hiệu quả, bạn nên tạo cho mình hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu thường xuyên sử dụng. Ví dụ: “=” có nghĩa là equal (tương đương), “Fe” là iron (sắt) v.v…
Sau khi đã nghe và tốc ký lần đầu, tôi thường tự đặt các câu hỏi để tìm kiếm và liên kết các thông tin. Dựa vào các từ hỏi rất quen thuộc: who, what, when, where và how để đặt ra các câu hỏi liên quan, điều này giúp tôi định hướng tạo nên một chỉnh thể nội dung liên quan trong bài nghe.

Sử dụng kỹ năng tốc ký để tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin 

Đoán nghĩa từ mới

Không phải ai cũng nghe được 100% nội dung bài nghe tiếng Anh, điều quan trọng là bạn phải biết đoán nghĩa bằng cách dựa vào nội dung đoạn hội thoại, trọng âm và nhớ lại âm thanh từ đó. Bạn nên tập trung và đừng để tâm hồn treo ngược cành cây khi nghe. Bằng cách đoán nghĩa, bạn sẽ tự tạo cho mình hứng thú bằng cách đoán chủ đề, đoán người tham gia hội thoại, địa điểm, những từ xuất hiện trong bài nghe dựa vào số từ đã nghe hoặc có sẵn, đoán trình tự các sự kiện xảy ra trong bài nghe.

Chọn nguồn học và nghe tiếng Anh thường xuyên Bạn cần lựa chọn các nguồn học tin cậy và tài liệu phù hợp với trình độ nghe hiện tại. Một số  kênh thông tin đáng tin cậy như BBC, CNN, VOA…, hoặc qua CDs, video. Chỉ với 15 phút thực hành nghe mỗi ngày, bạn đã tạo cho mình thói quen phản xa nghe và làm quen với cách phát âm. Công việc tắm ngôn ngữ này giúp bạn bắt được các âm tiếng Anh, và thấy các âm này hoàn toàn dễ nghe.

Nâng cao vốn từ vựng Muốn nghe tốt tiếng Anh thì phải nhớ thật nhiều từ vựng. Bạn có thể học từ vựng bằng cách  chọn nhóm từ vựng cần học, sử dụng hình ảnh, âm thanh để giúp bạn nhớ hơn, dùng một quyển sổ nhỏ để ghi lại các từ và cụm từ, học từ vựng liên quan và ôn lại từ mới một cách thường xuyên.



Sử dụng các nguồn nghe tiếng Anh phù hợp với trình độ chuyên môn và luyện tập nghe hàng ngày

Để nghe tiếng Anh tốt, bạn cần có một quá trình luyện tập và học hành chăm chỉ, sự quyết tâm, cố gắng và kiên trì. Điều quan trọng bạn nên học cách phát âm cho chuẩn, nghe những ý chính, và chọn nguồn nghe tiếng anh tin cậy, nghe tiếng Anh thường xuyên và thường xuyên nâng cao vốn từ vựng. Hy vọng các bí kíp trên sẽ giúp các bạn nghe tiếng Anh dễ dàng và hiệu quả hơn!

Luyện Tiếng Anh giao tiếp hằng ngày

Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp hàng ngày



Tip 1: Luyện phát âm tiếng Anh  giao tiếp chuẩn
Nhiều người sẽ băn khoan tại sao khi đang bàn tới kĩ năng luyện nghe tiếng Anh mà lại nhắc tới việc phát âm. Thế nhưng, thực tế thì việc nắm chắc và phát âm  đúng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nghe tốt tiếng Anh. 90% sinh viên phát âm tiếng Anh sai, và hầu hết sinh viên đều dùng tiếng Anh không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Điều này đồng nghĩa với việc gì?
Giả sử khi bạn nắm không tốt kỹ năng phát âm tiếng Anh trong lúc học, và nắm được nhịp điệu cần thiết trong tiếng Anh cũng giống như bạn sống ở Hà Nội mà vào Huế nghe nói chuyện vậy. Rõ ràng  là người Huế nói tiếng Việt, nhưng tại sao lại khó nghe đến vậy. Vì cách họ phát âm từ khác với người Hà Nội. Người Hà Nội không quen cách phát âm và nhấn nhá âm điệu kiểu Huế nên phải gồng mình lên nghe mà cũng chẳng hiểu gì. Tương tự với tiếng Anh, việc bạn cẩu thả trong phát âm tiếng anh có thể ngăn cản việc bạn nghe tiếng Anh tốt.
Và một lời khuyên cho  giờ này vẫn chưa thật chắc chắn về phát âm tiếng Anh là hãy rà soát lại toàn bộ những kiến thức này của mình và sửa ngay nếu thấy hổng nhé
Biết được cách phát âm tiếng anh chuẩn  của người nước ngoài sẽ giúp bạn nghe tiếng Anh tốt lên rất nhiều.
Tip 2: Hãy cố gắng tập trung vào từng phần khi luyện nghe tiếng anh giao  tiếp
Khi nghe bạn hãy thực sự tập trung. Nghe ai nói mà không tập trung, kể cả tiếng Việt cũng đã khó chứ đừng nói là tiếng Anh. Khi đang nghe tiếng Anh, hãy chắc rằng đầu bạn đang làm việc. Khi tai nghe được gì thì đầu cũng tiếp nhận và dịch ra từng đấy. Điều sợ nhất trong luyện nghe tiếng Anh giao tiếp là để tiếng đi qua “rửa tai” cái đầu không hoạt động,. Không tập trung, cho dù có ngồi nghe cả buổi mà không cố gắng tập trung thì cũng không nên cơm cháo gì đâu bạn nhé.
Tip 3: Luyện nghe tiếng anh giao tiếp theo phương pháp ngược
Một phương pháp truyền thống khi luyện nghe tiếng Anh của học sinh là nghe trước, chữa sau. Nghĩa là các bạn học sinh có xu hướng bật file mp3 nghe bài trước, nghe đi nghe lại, đến khi nào không nghe được hoặc mệt quá thì mới lôi phần file đánh chữ ra so sánh đối chiếu.
Đôi khi bạn sẽ thấy hiệu quả nếu bạn làm ngược lại. Đầu tiên, hãy cầm file văn bản của bài nghe, đọc và dịch. Bạn không cần phải vội, cứ đọc từ từ, phân tích ý, dịch cẩn thận, cày bài thế nào tùy ý. Miễn là bạn phải hiểu bài thật tốt. Nếu cảm thấy cần thiết cứ lấy từ điển ra tra từ mới. Sau khi đọc xong bài, hãy dành ra vài giây hình dung lại tổng thể cả bài nói về cái gì và chuyển sang nghe. Bật đúng file bài đó lên và nghe.
Tất nhiên, chả cần nghe bạn cũng thừa biết nó nói về cái gì. Nhưng hãy cứ nghe một cách chăm chú.  Nếu trình độ nghe của bạn đang ở tầm trung, bạn sẽ nhận thấy mình thường chỉ nghe được lõm bõm vài ba từ. Nhưng do đã đọc văn bản nên bạn nghe được nhiều từ hơn. Số từ còn lại bạn không nghe được nhưng vì đã đọc rồi. Bạn hãy cứ nghe tiếp như vậy vài lần. Sau khi đã khá ngấm, bây giờ là lúc cày bài nghe. Tốt nhất là dùng Media player để dễ dàng điều chỉnh ngắt nhịp của file khi cần. Bây giờ hãy cầm văn bản lên kết hợp với nghe.
Bạn cũng phải thường xuyên để ý đến những từ mình đọc trong văn bản nhưng trong file nghe lại chưa nghe tốt được, hãy bật đi bật lại những đoạn xung quanh các từ đó. Bây giờ vấn đề không phải là hiểu bài nói gì, mà bạn phải cày để tai của mình quen với tất cả các từ trong bài và phát hiện ra chúng.
Đừng sợ rằng cách làm ngược này sẽ không phát huy hiệu quả. Hãy làm thử trong một thời gian đều đặn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.
Tip 4: Khi nghe tiếng Anh hãy để tâm lý mình thật thoải mái và rèn luyện khả năng dự đoán
Một trong những sai lầm của nhiều người  luyện nghe tiếng Anh là họ quá  hồi hộp. Khi giao tiếp với ai đó sử dụng tiếng Anh, biết là khả năng nghe của mình không tốt, họ cứ lo lắng và dành nhiều thời gian để sợ hơn là để tập trung nghe. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nếu bạn phải đối thoại với người bản ngữ cho dù trình độ nghe của bạn chưa tốt. Phải từ từ tập trung thì bạn mới có thể nghe được.
Một điều nên nhớ nữa là hãy cố gắng đoán nghĩa. Đừng bao giờ cho rằng bạn phải nghe được từng câu từng chữ mới là đạt. Bạn chỉ cần nghe được những từ khóa quan trọng, cộng thêm nhịp điệu, thái độ người nói và văn cảnh là có thể nhận ra ý người người nói muốn truyền đạt. Muốn đạt đến khả năng nghe đâu thủng đấy, bạn phải tiếp tục luyện tập.
Có 1 điều đặc biệt đó là không phải bạn cứ nghe nhiều là tốt, việc nghe nhiều cần kết hợp với việc bạn tập trung trọng tâm vào 1 vấn đề giao tiếp cụ thể. Nhiều người cứ cố gắng nghe từng từ một , cố gắng nghe hết nhưng thực sự đến sau những cái bạn nghe đó vẫn không hề ảnh hưởng đến việc giao tiếp bằng tiếng anh.
Tip 5: Chọn nguồn nghe và tài liệu luyện nghe tiếng anh giao tiếp
Việc luyện nghe tiếng Anh giao tiếp tốt cần cũng cần chọn các nguồn học và tài liệu chuẩn. Khi lựa chọn được các nguồn học tiếng Anh tin cậy, hãy thực hành với các nguồn và phương tiện khác nhau.
Ngày nay các nguồn học tiếng anh giao tiếp hàng ngày khá phong phú, các nguồn nghe trên internet, phương tiện truyền thông và nguồn các nhân đều thuận tiện cho việc luyện nghe. Bạn có thể học luyện nghe tiếng anh giao tiếp qua các kênh thông tin như bổ ích như BBC, CNN, VOA....
Sưu tầm

Tiếng Anh giao tiếp

29 cách hỏi thăm thay thế cho "How are you?"


Bài viết giới thiệu những cách hỏi thăm bạn bè khi lâu ngày không gặp. Các mẫu câu đều khá phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh và có thể dùng thay thế cho "How are you?" trong một vài trường hợp.


  1. Any news? (Có tin gì không?)
  2. What’s news? (Có gì mới không?)
  3. What’s the news? (Có tin gì mới không?)
  4. What’s the latest? (Có tin gì mới nhất không?)
  5. Still alive? (Vẫn sống bình thường chứ?)
  6. Still alive and kicking? (Vẫn sống yên ổn chứ?)
  7. Are you well? (Anh/chị vẫn khỏe chứ?)
  8. In good shape, are you? (Khỏe mạnh chứ?)
  9. Are you feeling all right today? (Hôm nay anh/chị khỏe chứ?)
  10. Are you better now? (Bây giờ khá hơn rồi chứ?)
  11. How are you? (Anh/chị sức khỏe thế nào?)
  12. How have you been lately? (Dạo này sức khỏe thế nào?)
  13. How are you feeling? (Anh/ chị sức khỏe thế nào?)
  14. How are you going? (Anh/chị vẫn bình an chứ?)
  15. How are you keeping? (Vẫn bình an vô sự chứ?)
  16. How are you getting on? (Vẫn đâu vào đấy chứ?)
  17. How are you getting along? (Vẫn đâu vào đấy chứ?)
  18. How’s life? (Cuộc sống thế nào?)
  19. How’s life treating you? (Cuộc sống vẫn bình thường chứ?)
  20. How are things? (Mọi việc thế nào?)
  21. How are things with you? (Công việc của bạn thế nào)
  22. How are things going with you? (Công việc của bạn vẫn tiến hành - đều đều chứ?)
  23. How goes it? (Làm ăn thế nào?)
  24. How goes it with you? (Dạo này làm ăn thế nào?)
  25. What are you up to nowadays? (Dạo này có dự định gì không?)
  26. What are you up to these days? (Hiện giờ có dự định gì không?)
  27. I trust you’re keeping well? (Chắc là bạn vẫn khỏe?)
  28. I hope you are well. (Hy vọng anh/chị vẫn khỏe).
  29. I hope all goes well with you. (Hy vọng mọi chuyện vẫn suôn sẻ)
Sưu tầm

Học Tiếng Anh giao tiếp

 BÍ QUYẾT HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CẢ 4 KỸ NĂNG
 
Bí quyết tự học tiếng anh hiệu quả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết: Khi học tiếng Anh, điều đầu tiên cần xác định là học để làm gì, và mức độ nào là đạt yêu cầu để làm mốc phấn đấu. Ví dụ học để giao tiếp lưu loát với người nước ngoài, mục đích là để làm việc trong các công ty nước ngoài nâng cao thu nhập…
Bài chia sẻ bí quyết học tiếng anh dưới đây được trích từ Facebook của Rosie Nguyen, văn phong trong bài viết được giữ nguyên so với bài viết gốc.
Bạn cần xác định mục đích học tiếng anh cho bản thân mình
Khi học tiếng Anh, điều đầu tiên cần xác định là học để làm gì, và mức độ nào là đạt yêu cầu để làm mốc phấn đấu. Ví dụ học để giao tiếp lưu loát với người nước ngoài, mục đích là để làm việc trong các công ty nước ngoài nâng cao thu nhập, hoặc đơn giản là chỉ để giao lưu kết bạn cho vui, chém gió thoải mái mà không sợ hãi. Hoặc ở mức độ cao hơn, luyện tiếng Anh để thi lấy bằng Toeic, Toefl, Ielts, để đi du học, thì cũng phải xác định số điểm mà mình muốn đạt được để lấy đó làm mục tiêu. Nhưng để luyện thi điểm cao thì trước hết kiến thức nền của mình phải vững cái đã. Cho nên nền tảng là quan trọng.

Bí quyết tự học tiếng anh hiệu quả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết
Về phần nền tảng, thì học tiếng Anh cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào khác đều bao gồm bốn phần: nghe, nói, đọc, viết. Quan sát một đứa trẻ khi học ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, thì đầu tiên nó nghe người lớn nói trước, rồi nó mới lặp lại những từ ngữ nghe được. Những từ ngữ đó được sử dụng thường xuyên thì biến thành từ vựng của đứa trẻ đó. Nên một đứa trẻ nói năng lưu loát thông minh hay chửi tục nói bậy thì cũng từ môi trường của nó mà ra thôi. Sau đó đến tuổi tới trường, đứa trẻ bắt đầu học đọc, rồi sau đó mới học viết. Cho nên tụi trẻ con cũng học theo tiến trình nghe, nói, đọc viết mà thôi. Từ những quan sát trên, ta áp dụng cho việc học tiếng Anh của mình:
1/ Cách luyện nghe tiếng anh hiệu quả
Trước tiên là phải luyện nghe trước, phải nghe cho vững thì nói mới đúng được. Nhất là những bạn muốn phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, nếu không nghe tốt làm sao nói được lưu loát. Nên, first and foremost, nghe nghe nghe. Vậy luyện nghe như thế nào?
– Bạn có thích xem phim không? Nếu có thì đó là lợi thế lớn trong việc học tiếng Anh. Bạn hãy xem phim thường xuyên, nhưng nhớ xem phụ đề tiếng Anh nhé. Nhưng học tiếng Anh lúc xem phim thì hơn mắc công chút. Cách triệt để nhất là vừa xem vừa để một tấm bìa nhỏ che phần phụ đề phía dưới, ta vừa xem vừa nghe diễn viên nói, từ nào nghe không ra thì pause lại, coi phần phụ đề xem nó là từ gì, rồi nhẩm lại cách phát âm như diễn viên trong phim. Cách khác đỡ cực hơn là cứ vừa xem vừa liếc phụ đề, chỉ dừng lại để dịch những từ không hiểu thôi. Nhưng từ nào mình nghe không ra thì đều phải phát âm lại theo cách nói trên phim.
Xem phim riết một thời gian thì bạn sẽ nhận ra là có rất nhiều từ đơn giản mà hồi giờ mình phát âm sai. Bởi vậy mình nói gì bọn nước ngoài nó đực mặt ra không hiểu gì cũng đúng. Cách học này cũng là một kiểu như trẻ em học nói vậy. Nhỏ Vy em mình nhờ xem phim Mỹ và luyện phát âm nhiều mà nó phát âm chuẩn hơn khối bạn học Ngoại Thương ra, thậm chí còn có mấy khách hàng người Mỹ khen nó nói giọng y chang giọng Texas, mặc dù em nó vừa tốt nghiệp đại học Hoa Sen thôi.
Lưu ý, xem phim quá nhiều sẽ phát sinh tác dụng phụ, đó là bị “lậm”, nói dễ hiểu hơn là xa rời thực tế, đang ở Việt Nam mà tưởng đang ở Mỹ.
– Level cao hơn coi phim một chút, là các bài trong Ted Talk. Trang này là tập hợp các bài thuyết trình của các chuyên gia trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, coi mấy clip ở đây vừa luyện kỹ năng tiếng Anh, vừa có thêm kiến thức và thông tin, lại được truyền cảm hứng nữa, thiệt là nhất cử tam tứ tiện. Cách nghe thì cũng như nghe khi xem phim. Trong phim từ vựng thường đơn giản, còn các bài nói trong Ted Talk ngôn ngữ thường formal hơn.
– Ngoài trang Ted Talk thì có thể xem các clip của Discovery Channel hoặc National Geographic trên Youtube. Cách luyện nghe và nói cũng y chang vậy. Mỗi trang này có một kiểu từ vựng khác nhau nên càng nghe nhiều kênh thì từ vựng của mình càng phong phú.
– Một cách luyện nghe khác mà mình cực thích, làm được tức là kỹ năng nghe cũng kha khá rồi. Đó là lên mạng download podcast của các chương trình khác nhau trong ba kênh tin tức nổi tiếng thế giới: BBC của Anh, CNN của Mỹ, và ABC News của Úc. Down xong bỏ tất cả trong điện thoại rồi nghe khi nào rảnh rỗi, hoặc tận dụng lúc lái xe đi làm. Sáng một podcast, chiều một podcast, cứ thế đều đều. Chẳng mấy chốc ta sẽ nhanh chóng làm quen với ngữ điệu tiếng Anh của ba quốc gia trên, và có thể luyện giọng của mình theo kiểu nào mình thích nhất.
Cách này cũng có tác dụng phụ: nhanh bị nặng tai. Có cách nào nghe tai phone hoài mà không bị suy giảm chức năng nghe thì thiệt là tốt.



2/ Bí quyết học tiếng anh: Rèn luyện kỹ năng nói & Phát âm tiếng anh chuẩn

Nghe vững thì nói mới chuẩn, nhưng luyện từ thôi chưa đủ, để nói vừa nhanh vừa chuẩn và ngữ pháp chính xác thì phải luyện phản xạ khi nói. Cái này cũng không có cách nào khác để phát triển ngoài thực hành.
– Luyện phát âm từng từ thì có đề cập trong phần nghe rồi. Còn muốn chú trọng kỹ năng nói lưu loát thì bạn có thể dùng ba trang đã nêu là Ted Talk, Discovery Channel và National Geographic, vừa nghe vừa nói theo với ngữ điệu lên xuống y chang diễn giả hay người thuật chuyện, cố gắng bắt kịp tốc độ của họ. Dần dần giọng mình cũng sẽ lên xuống cũng du dương y chang. Nhưng mới bắt đầu thì bạn nhớ chọn mấy bài nói ngăn ngắn thôi, kẻo chọn mấy bài dài thì mau đuối nên dễ nản lắm.
– Tham gia mấy diễn đàn luyện nói tiếng Anh qua mạng, liên hệ với các thành viên rồi chat voice qua Skype với các bạn đó. Điển hình là có trang học tiếng Anh của BBC, trang http://www.speak-english-today.com/, hoặc trang http://www.todays-talking-topics.com/. Các trang mạng này thì hầu hết không có người bản xứ Anh, Mỹ, Úc nói giọng chuẩn đâu, tụi nó hơi đâu mà làm mấy cái này. Chủ yếu là sinh viên người đi làm ở các quốc gia đang phát triển, muốn nâng cao trình độ tiếng Anh để du học hoặc hội nhập quốc tế. Thông thường là dân các nước như Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc, Jordan, Ai Cập, Angola…
Thực sự mà nói thì mình đâu phải lúc nào cũng nói chuyện với bọn Anh Mỹ Úc đâu, đa phần học hành làm ăn kinh doanh thì giao thiệp liên lạc với bọn châu Á quanh vùng hoặc có khi cả Trung Đông và châu Phi, Nên nói chuyện với các bạn này, cùng không phải là dân tiếng Anh chuẩn nên vừa nói vừa sửa cho nhau đỡ ngượng, với lại nhân tiện lại biết thêm về văn hóa các đất nước xa xôi mà mình ít có cơ hội tiếp xúc, hiểu thêm nhiều về các tôn giáo xa lạ như Hồi giáo, Ấn giáo,… mà những kiến thức đó thì mình lại không được học nhiều ở trường. Sau này mớ vốn kiến thức đó cũng có lợi cho mình trên đường hội nhập giao thương với bạn bè quốc tế, tiện cả đôi đường.
Thành viên các diễn đàn này thì hên xui, đa phần thấy trong BBC là tử tế đàng hoàng, còn các trang khác thì người muốn luyện tiếng Anh đơn thuần cũng nhiều mà mấy cha dê xồm muốn tán tỉnh chat sex hoặc đòi xem webcam bậy bạ cũng không phải là không có. Nói chung phải tỉnh táo và cảnh giác, chọn bạn mà chơi. Kể chuyện lại nhớ hồi trước mình hay nói chuyện với một anh người Ai Cập cực kỳ nhiệt tình và dễ thương, ảnh ngồi mấy tiếng liền giải thích cho mình hiểu cái hay của đạo Hồi và hướng dẫn cách cầu nguyện, rồi còn chỉ cho mình các thuật lãnh đạo và quản lý con người vì ảnh làm quản lý của một nhà máy. Tiếc là sau khi anh chàng cưới vợ xong thì bị mất liên lạc vì ảnh bảo vợ ảnh rất hay ghen, nên ảnh hạn chế tiếp xúc với tất cả các cô gái và đóng luôn tài khoản Facebook.
– Đăng ký host mấy bạn đi du lịch bụi ở các trang như Couchsurfing hay Hospitality Club cũng là một cách để tạo thêm cơ hội tiếp xúc và nói tiếng Anh, mặc dù không được thường xuyên.
– Kéo một đứa nào đó đang muốn luyện nói tiếng Anh giống mình, giao kèo là từ rày về sau gặp nhau sẽ chỉ nói chuyện bằng tiếng Anh thôi, ai cười mặc kệ. Cái này mới đầu thấy hơi “dị dị” mà sau thành quen, mấy bạn trong nhóm yoga với mình toàn nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Nếu có người quen nào mà tiếng Anh giỏi hơn mình nhiều mà lại chịu khó nghe mình nói và sửa cho mình thì càng tuyệt.
– Lựa chọn một chủ đề mình thích, phân tích và diễn giải nó bằng tiếng Anh. Có thể chọn chủ đề từ dễ đến khó theo khả năng và sở thích của mình, ví dụ như bạn thích quà gì cho ngày sinh nhật, cho đến ISIS là gì hay tàu du hành vũ trụ được vận hành như thế nào. Thu âm lại các bài nói, nghe lại xem có chỗ nào chưa hay và chú ý sửa lại sao cho thấy vừa ý nhất.
3/ Bí quyết học tiếng anh: Rèn luyện kỹ năng đọc
– Đọc hầu hết mọi thứ bằng tiếng Anh, mọi lúc mọi nơi, báo tiếng Anh, tài liệu tiếng Anh, sách tiếng Anh. Nếu bạn thích đọc sách thì cố gắng tìm sách giấy hoặc ebook bằng tiếng Anh, kiên quyết không đọc tiếng Việt nếu có bản tiếng Anh. Dĩ nhiên mới đầu đọc thì sẽ chậm và nản, nhưng kiên trì đọc hằng ngày dần dần rồi cũng quen và tốc độ sẽ tăng dần. Ngày đầu tiên đọc nửa trang và tra từ điển miết là nản rồi, cố gắng ngày hôm sau đọc hết một trang, hôm sau nữa hai trang, dần dần một ngày đọc lên 10 trang hay 20 trang là coi như tạm được. Sau khi đọc một thời gian ta sẽ thấy cách dùng từ của mình linh hoạt hơn, văn phong thoải mái và trơn tru hơn, và dễ dàng phát hiện ra những lỗi dùng từ sai vì nhìn sẽ thấy trái trái.
– Từ vựng, từ vựng. Một điều quan trọng là khi luyện nghe và đọc, thấy những từ nào mới mà mình thấy thích và phổ biến thì lập tức ghi lại vào sổ tay hoặc note điện tử, nhớ ghi theo chủ đề, tra từ điển để biết ý nghĩa và cách dùng từ đó. Rồi mỗi ngày xem lại list và học thuộc từ mới, đặt câu với các từ đó. Một thời gian sau lại lật qua để ôn lại, nhằm mục đích biến từ mới thành từ của mình. Một ngày học mười từ, mười ngày có trăm từ. Nhờ đó mà từ vựng của mình sẽ tăng lên theo thời gian.
– Sách tiếng Anh: sách ngoại văn tại Việt Nam khá hiếm. Sau một thời gian tìm kiếm, mình tìm ra một vài nguồn cung cấp sách tiếng Anh khá ổn. Sách giấy thì có ở nhà sách Xuân Thu trên đường Trần Hưng Đạo (Q. 1 – Sài Gòn), giá cũng mềm, nhưng ít sách mới xuất bản. Hoặc là rình mua sách cũ theo đợt của anh Cảo Thơm
– Sách ebook: mình hay download từ trang http://ebook4expert.blogspot.com/ của em Phạm Minh Tuấn, nhiều sách tha hồ đọc thoải mái, chủ đề cơ bản là business và phát triển bản thân. Còn một trang khác mà mình cực thích (ôi bí kíp của tôi) là trang https://openlibrary.org/. Đăng ký mượn rồi vào đọc online, một số sách hiếm kiếm hoài ebook trên mạng không có nhưng tìm trong trang này là có hết.
4/ Bí quyết học tiếng anh: Kỹ năng Viết
– Cách đơn giản để bắt đầu viết và để luyện từ là tiếp tục dùng ba cái trang dùng để luyện nghe ở trên đầu bài và bật lên, vừa nghe vừa chép lại, hoặc tăng tốc hơn thì nghe liên tục và tóm tắt lại các ý chính (cách này rất tốt để luyện thi Toefl hay Ielts). Sau đó so sánh bản chép của mình với transcript xem mình bị thiếu ý hay viết sai từ nào không.
– Viết blog. Phương pháp luyện viết tiếng Anh khác của mình là lập ra một blog bằng tiếng Anh để viết bất kỳ cái gì mình thích, mà thường là review việc tự học và dặn dò rèn luyện bản thân. Mà viết blog dù tiếng Việt hay tiếng Anh cũng đều có những cái lợi riêng của nó. Nó giúp tăng cường khả năng diễn đạt và làm phong phú đời sống tinh thần. Mình đang ráng giữ phong độ 1 ngày viết 1000 từ, viết được thấy khỏe. Khi viết, cố gắng áp dụng những từ vựng mình đã học từ quá trình nghe và đọc.
Xong phần cơ bản rồi, nếu muốn luyện thi thì phải tập trung giải đề thôi, down tài liệu hoặc ra tiệm mua sách model test của Toefl hoặc Ielts về luyện. Hoặc chỉ cần tra trên mạng: bí quyết luyện Ielts 8.0 hoặc Toefl iBT 100 là thôi chứ tài liệu nhiều vô thiên lủng, học đến chết thì thôi. Nhưng mà bạn đừng hỏi mình được mấy chấm nha. Mình lý thuyết thì giỏi lắm, còn thực hành thì…
“Ôi trời sao nhiều dữ, thời gian đâu mà học cho hết?”. Nói thật nhé, không có thời gian chỉ là một câu biện hộ cũ rích. Bạn nào mà bảo rằng bạn muốn học tiếng Anh nhưng không có thời gian, thì bản sẽ nghĩ thế nào nếu mình nói rằng bí quyết cuối cùng mình chưa nói là thức dậy lúc 4h sáng để học? Cho nên mọi thứ đều có thể hết đó, quan trọng là ta có thực sự muốn làm điều đó hay không. Có lẽ sẽ nảy sinh câu hỏi tiếp theo: “Tôi muốn học tốt tiếng Anh, muốn trở nên xuất sắc và thông tuệ, nhưng làm sao để thắng được tính lười biếng, vượt qua được sức ỳ của mình đây?”. Haha, that’s a good question. Để lần sau nói tiếp.
Bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp ích phần nào trong việc học tiếng anh của bạn, trong trường hợp bạn đã từng học tiếng anh nhưng hiện bạn đang cảm thấy mình đã bị mất căn bản tiếng anh.
 Sưu tầm

27/8/15

Học Tiếng Anh

05 BƯỚC HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ


“The idea is to write it so that people hear it and it slides through the brian and goes straight to the heat”.
 Thường thì bạn sẽ sớm nhận ra rằng nhiều khóa học ngoại ngữ (trừ những khóa học về kỹ năng viết) sẽ tập trung phần lớn thời gian hướng dẫn học viên học ngữ pháp và từ vựng, làm thế nào để đọc và nghe. Tuy nhiên, rất ít khóa học đề cập đến kỹ năng viết. Và nếu có, người học sẽ bỏ qua phần này thôi. Hầu hết học viên đều nghĩ rằng kỹ năng viết là một kỹ năng khó, và nó chỉ được dành cho những học viên ở các lớp nâng cao. Khi tôi dạy tiếng anh, hầu hết học viên của tôi thích kỹ năng này để kiếm tìm chứng chỉ viết, như TOEFL writing hoặc IELTS writing.

Nếu bạn chưa bao giờ tập trung vào kỹ năng viết, bạn sẽ tiếc nuối và nói rằng tôi đã bỏ qua một trong những kỹ năng quan trọng nhất – kỹ năng này có thể giúp tôi nắm bắt ngôn ngữ. Kỹ năng này có thể giúp mình học rất nhiều các lĩnh vực khác. Ở chương này, tôi sẽ thảo luận với các bạn về một số phương pháp học tập đơn giản để có được thuận lợi của kỹ năng viết. Bạn sẽ biết làm thế nào kỹ năng viết có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian học và lưu trữ thông tin thành trí nhớ dài hạn của bạn và tại sao kỹ năng viết có thể trở thành một kỹ năng quan trọng trong việc phát triển kỹ năng nói.

Mỗi ngày, sau khi mỗi lần thực hành đọc, và nghe, tôi cần dành một chút thời gian để viết lại những điều tôi có thể nhớ. Đây là một trong những cách rất hiệu quả trong việc học ngôn ngữ. Khi bạn thực hành nghe/ hay đọc, các từ vựng/ cụm từ/ cấu trúc câu thường gặp sẽ được lưu giữ trong trí nhớ ngắn hạn của bạn, hay còn gọi là trí nhớ “tạm thời”. Nếu thông tin đó không được lưu trong vùng “trí nhớ dài hạn” , rất nhiều thông tin sẽ mất đi ở ngày tiếp theo. Một trong những cách tôi nhất để chuyển dịch thông tin từ ngắn hạn thành dài hạn là GỢI NHẮC lại thông tin đó. Khi bạn viết lại, bạn sẽ gợi nhắc lại thông tin này thông qua việc đọc và nghe lại thông tin đó. Bạn sẽ phải lựa chọn lại một số từ vựng và sắp xếp chúng lại sao cho phù hợp để hình thành nên câu. Nếu bạn dành từ 15 – 20 phút để viết, bạn sẽ có cơ hội nhớ lại được 80% - 90% thông tin bạn vừa mới được học.

Một điều quan trọng khác của kỹ năng viết là nó giống như một bước nền tảng để hỗ trợ cho kỹ năng nói của bạn vì, khi bạn viết, nó giống như một phần của quá trình nói. Như bạn biết đấy, loài lười ta có 02 cách cơ bản để thể hiện ý tưởng của mình – viết và nói. Hai phương pháp này cũng giống như bước 1 , ở đó não của bạn sẽ thực hành những hành động sau:

-      Lựa chọn từ vựng:
-      Đặt những từ được lựa chọn với nhau theo một cách phù hợp để hình thành câu.

Do vậy, khi bạn có thể viết một cách thoải mái, bạn đã gần như hoàn thành được ½ quá trình nói rồi.

Trong kỹ năng viết, nhiều giáo viên có thiên hướng tập trung vào các vấn đề như cấu trúc bài viết (mở bài, thân bài, kết luận), logic, cấu trúc ngữ pháp, v.v.. Nhưng tôi không nói về loại viết đó. Dạng thực hành viết mà tôi đang đề cập ở đây có 02 mục đích. Trước hết, nó giúp gợi nhắc lại từ vựng và cấu trúc câu bạn vừa mới nghe và đọc. Thứ hai, bạn có thể dễ dàng nói ngoại ngữ vì viết đã hỗ trợ bạn rồi. Do vậy, bạn sẽ viết theo lối viết tự do, chỉ giống như bạn đang tán gẫu trên Yahoo hoặc Facebook.

Vậy thì bạn sẽ viết cái gì? Sau khi đọc hoặc nghe một chủ đề, bạn hãy cố gắng để viết lại những thông tin bạn có thể nhớ hoặc biết về chủ đề đó nhé. Bạn có thể miêu tả ngắn gọn thông tin bạn vừa đọc hoặc nghe. Khi bạn viết, đừng có quá lo lắng nhiều về logic, nghị luận hay cấu trúc của bài viết. Đơn giản chỉ là viết càng nhiều càng tốt. Khi bạn viết, bạn có thể bắt đầu gợi nhắc lại những từ vựng/ cấu trúc câu phổ biết trong tài liệu học tập. Điều quan trọng về kỹ năng này là bạn không phải sử dụng từ điển. Nếu bạn không thể nhớ lại được từ vựng bạn cần cho một câu, hãy cố gắng sử dụng từ khác hoặc cố gắng diễn đạt ý tưởng đó đơn giản nhất có thể do vậy bạn sẽ không phải lệ thuộc vào từ điển nhé. Trong trường hợp bạn vẫn không thể diễn đạt được ý mình muốn, hãy bỏ qua nó đi và viết sang vấn đề khác. Thường thì lần đầu thực hành phương pháp viết này, bài viết của bạn giống như một loạt các câu viết hỗn độn và không có mối liên hệ nào cả. Nhưng KHÔNG SAO CẢ. Bài viết này sẽ dẫn tốt hơn khi bạn viết nhiều câu và từ vựng hơn và bắt đầu quen với việc hình thành nên câu viết. Chỉ có một trường hợp mà bạn nên sử dụng từ điển. Đó là khi bạn nhớ một từ, nhưng không biết chính xác từ đó đánh vấn như thế nào. Nếu bận, bạn nên tra từ điển để viết từ đó cho hoàn chỉnh.

Ban đầu, bạn sẽ có cảm giác như bài viết có quá nhiều lỗi sai. Đôi khi bạn cũng không chắc rằng câu bạn viết đúng hay sai. Trong trường hợp đó, bạn cần phải chấp nhận rằng mình sẽ mắc lỗi, nhưng cứ viết tiếp đi, viết càng nhiều thông tin bạn có thể nhớ càng tốt. Đừng hy vọng một sự hoàn hảo nhé. Một lần nữa, nếu bạn một điều gì đó hoàn hảo ngay lập tức bạn sẽ sớm lăn tăn và sớm từ bỏ. Điều này cũng tương tự như khi bạn học nhảy vậy. Thực sự rất khó cho bạn để có được những bước nhảy nhịp nhàng đầu tiên, và trông thật đẹp ngay trong ngày đầu học. Bạn cần phải học dần dần. Và với việc học ngoại ngữ cũng vậy. Ban đầu, bạn chỉ có thể nhớ được vài từ cơ bản thôi, rồi dần dần bạn sẽ nhớ được các giới từ đi cùng với một từ vựng cơ bản đó. Và rồi, bạn sẽ hình thành được một câu nhanh chóng và chính xác.

Nếu bạn vẫn lo lắng về việc bạn viết rất tồi, thậm chí khi bạn viết văn bằng tiếng mẹ đẻ, hay lưu ý rằng tôi không hề yêu cầu bạn viết một tác phẩm nghệ thuật. Đơn giản chỉ là viết ra những điều mình có thể nói. Hãy bắt đầu bằng một đoạn chỉ khoảng từ 5 đến 10 câu, sử dụng những câu đơn giản gồm một chủ - một ví. Và đừng cố gắng viết một câu quá phức tạp hay quá dài.

Nếu bạn vẫn quá bận tâm về nội dung bạn sẽ viết, bạn có thể sử dụng những câu hỏi sau: WHO? WHAT? WHEN? HOW? WHERE? WHY? WHAT HAPPENS IF…? HOW MUCH..?

Ví dụ, nếu bạn đọc rất nhiều tạp chí về sự kiện tràn dầu tại Mê-hi-cô ( Tôi cũng chắc chắn rằng sự kiện này đã được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới). Bạn có thể viết một đoạn văn ngắn bằng cách trả lời những câu hỏi như:

-      Chuyện gì đã xảy ra vậy? ( Dầu tràn)
-      Nơi nào và khi nào sự kiện này xả ra?
-      Ai đã gây ra vấn đề này?
-      Khi nào thì vấn đề này được giải quyết?
-      Chuyện gì nếu vấn đề này không được giải quyết nhanh chóng?
-      Những ảnh hưởng tiềm ẩn đối với môi trường là gì?
-      Bạn nghĩ gì về vấn đề này?
-      Phương án giải quyết tốt nhất sẽ có thể là gì?
-      …..

Bạn có thể trả lời những câu hỏi trên bằng các câu ngắn, gọn và dễ hiểu. Nếu bạn có những ý tưởng phức tạp, hãy chẻ nhỏ ý tưởng đó thành nhiều câu đơn giản. Kết quả là, bạn sẽ có một bài viết của chính mình.

Thực tế, rất nhiều người học biết được tầm quan trọng của kỹ năng viết khi học ngoại ngữ, nhưng họ sớm cảm giác mệt mỏi sau vài ngày thực hành. Điều đó cũng dễ hiểu vì những nội dung bạn viết ra, đơn giản chỉ để bạn học thôi, thành thử bạn chẳng có động lực nào cả. Cũng sẽ khác một chút nếu bạn chia sẻ thông tin này với tất cả mọi người. Khi bạn chia sẻ nó với công đồng, bạn có thể trao đổi ý tưởng, quan điểm hay cả các vấn đề phát sinh khác. Do vậy, bạn sẽ không viết trên vài mảnh giấy nhỏ và quẳng đi hay lưu lại trong một góc nhỏ của máy tính cá nhân. Cố gắng chia sẻ nó với người khác, thì bạn sẽ có thể nhanh chóng cải thiện khả năng viết mỗi ngày. Dưới đây là một số cách hiệu quả:

-      Viết blog ( blogging): Nếu bạn viết blog bằng tiếng mẹ đẻ, hãy thử dành thêm một chỗ để viết bằng ngôn ngữ đích bạn muốn học về những thứ bạn có được trong ngày. Hiển nhiên bạn có thể tự do viết về những vấn đề khác. Và nhớ là hãy để chế độ mà ai cũng xem được nhé.

-      Viết thư điện tử ( email): nếu bạn không muốn viết blog, bạn có thể đơn giản viết thư với rất nhiều bè bạn, thày giáo dạy ngoại ngữ, hoặc đặc biệt có thể những người bạn nước ngoài – những người bản địa. Nếu bạn không có bè bạn nước ngoài, bạn nên bắt đầu làm quen với họ. Nếu bạn không biết, thử xem Chương 10 xem nhé.


-      Viết và đăng bài trên diễn đàn: Nếu bạn tham gia một số diễn đàn học ngoại ngữ, bạn có thể đăng bài viết của mình ở đây. Học ngoại ngữ trên diễn đàn có điểm hay là bạn có thể nhận được hỗ trợ và giúp đỡ từ những ai có cùng mục đích như bạn. Tuy nhiên, điểm cần điều chỉnh là nội dung bạn viết ra chẳng ăn nhập với một chủ đề nào cả. Nếu nó chỉ tập trung vào một vấn đề ngôn ngữ, nó sớm thành chủ đề nhàm chán. Bạn có thể viết và đăng diễn dàn về những chủ đề mà bạn vừa mới học. Ví dụ, trong một bài post về “Sự kiện tràn dầu ở Mê – hi – cô” được đề cập ở trên, bạn có thể tìm kiếm trên mạng ở các diễn đàn môi trường. Tất nhiên bạn cần tìm kiếm bằng ngôn ngữ bạn đang cố gắng học. Khi đó có bạn có thể thể hiện được quan điểm của mình về vấn đề này bằng ngôn ngữ đích. Đừng có quá lo lắng về bài viết hiện thời của bạn hay kỹ năng viết nhé. Vì mọi diễn đàn đều luôn mở đường cho “ý tưởng viết”  Bạn càng đăng bài nhiều thì họ càng cảm thấy quý mến bạn thôi. Khi bạn tham gia và đăng bài trên diễn dàn, mọi người sẽ sớm phản hồi và trả lời bạn. Bằng cách này, bạn có thể TRAO ĐỔI BẰNG NGÔN NGỮ ĐÍCH rồi. Quá trình này sẽ giúp bạn có nhiều động lực và hứng thú viết (vì bạn viết và người khác sẽ đọc) Bằng việc thực hành như vậy với người bản địa, bạn có thể nhanh chóng cải thiện vốn từ, lựa chọn được từ vựng phù hợp và có được kỹ năng hình thành câu. Nếu bạn vẫn nhớ, ở chương số 04 tôi đã đề cập tới một số diễn đàn chuyên sâu giống như một nguồn tài liệu bạn có thể sử dụng cho kỹ năng đọc tự do của mình. Nếu bạn đang sử dụng nguồn tài liệu này nhằm củng cố kỹ năng đọc, bạn có thể thực hành viết bằng việc chia sẻ suy nghĩ của mình trên diễn đàn này. Nếu bạn không đủ vốn từ vựng để viết những bài viết dài, thì đơn giản hãy đăng vài câu đơn giản để sớm gia nhập cuộc đối thoại.

-      Hình thành thói quen viết bằng ngôn ngữ đích bất cứ khi nào bạn có thể. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả. Cố gắng sử dụng ngôn ngữ đích khi bạn viết kế hoạch làm việc, hoặc khi bạn lưu ý vấn đề gì hoặc làm bất cứ thứ gì khác. Nó giúp bạn tự cải thiện được ngoại ngữ. Nhưng cũng lưu ý là không phải cái gì bạn cũng viết dfdaua nhé. Như vậy bạn đầu bạn sẽ gặp khó khăn. Nếu lượng từ vựng của bạn quá nhỏ, bạn có thể kết hợp ngôn ngữ đích với ngôn ngữ mẹ đẻ.

Theo kinh nghiệm của tôi, thi thoảng người học mới miễn cưỡng viết blog hay đăng diễn đàn. Họ thường e sợ rằng kỹ năng viết của họ không tốt để thể hiện trên diễn đàn. Việc trì hoãn và lo lắng bị mắng – phán xét thường là nỗi sợ thường đến. Nếu bạn không muốn đăng lên vì bạn lo lắng người khác sẽ chỉ tích kỹ năng ngoại ngữ của mình thì thử đặt câu hỏi: Nếu mọi người không chỉ trích tôi, vậy thì sao làm tôi cải thiện được kỹ năng viết của mình? Điều đó có đúng không? Kỹ năng viết của bạn không thể cải thiện vì một suy nghĩ của ai đó, nhưng chắc chắn rằng nó có thể được cải thiện bởi chính suy nghĩ của bạn. Nếu bạn hành động liều lĩnh, mọi thứ sẽ thay đổi. Khi bạn học ngoại ngữ, bạn có thể chắc chắn rằng chẳng có gì có thể khiến kỹ năng của bạn tồi tệ đi cả, tất cả mọi hoạt động chỉ có thể cải thiện tốt hơn hoặc ở một mức độ chừng mực nào đó. Nó chỉ thực sự xấu khi bạn không làm gì cả, và đừng lo quá nhiều về những lời bình luận xấu, cứ tự tin mà viết nhé.  


24/8/15

10 lỗi về từ vựng hay gặp nhất khi học và sử dụng từ trong tiếng Anh


Tự luyện thi toeic là 1 quá trình rất gian nan đúng không? Các bạn cố gắng học kỹ nhữngngữ pháp toeic sau để chính phục TOEIC nhé!
1. Practice/Practise : Trong tiếng Anh/Mỹ, practice có thể đóng cả hai vai trò là danh từ và động từ. Tuy vậy, trong tiếng Anh/Anh chuẩn mực thìpractice là danh từ (sự thực hành/sự rèn luyện) còn practise là động từ (thực hành/rèn luyện). A doctor has a practice (N), but his daughter practises (V) the piano.
2. Bought/Brought : Lỗi này thường xảy ra do viết sai chính tả. Bought là quá khứ của buy (mua sắm) trong khi brought là quá khứ của bring (mang, vác...). I bought a bottle of wine which had been brought over from France.
3. Your/You're : Your được dùng để chỉ một vật gì đó/người nào đó thuộc về người đang nói trong khi "You're" là cụm chủ ngữ + động từ (to be). Do vậy, nếu nói "Your jeans look nice" là đúng nhưng nếu nói "You're jeans look nice" là sai.
4. Its/It's : Lỗi này giống y hệt lỗi ở trên nhưng áp dụng cho it thay vì you. Nói "It's a hot day" là đúng nhưng nói "Its a hot day" là sai.
5. Two/To/Too : Ba từ này có cách đọc gần như giống hệt nhau. Do vậy khi chép chính tả/ghi lại lời giảng trên lớp bạn có thể sẽ bị nhầm lẫn giữa ba từ này. "Two" được dùng để chỉ số 2, "to" được dùng để chỉ hướng còn "too" có hai nghĩa : "also" cũng có hoặc chỉ số lượng quá nhiều/ít.
6. Desert/Dessert : Hai từ trên được phát âm theo quy tắc như sau : nếu có 1 chữ s thì sẽ phát âm là 'z' còn hai chữ s sẽ phát âm là s. Có khá nhiều các từ khác cũng phát âm theo quy tắc này, ví dụ như prisey hay prissy. Desert được dùng để chỉ sa mạc (danh từ), sự vắng vẻ/cô quạnh (tính từ) hay là rời bỏ (động từ) trong khi dessertđược sử dụng để chi phần tráng miệng của bữa ăn.
7. Dryer/Drier : Thực tế hai từ này hiện tại đã được sử dụng với ý nghĩa như nhau : máy làm khô (ví dụ hair dryer là máy sấy tóc, clothes dryer là máy làm khô quần áo). Tuy vậy, nếu chặt chẽ mà nói thì trong tiếng Anh-Anh drier chỉ được dùng như tính từ để chỉ việc một vật gì đó trở nên khô hơn. A hair dryer makes hair drier.
8. Chose/Choose : Choose được phát âm là /t∫u:z/ với âm 'u' và chữ 'z' ở cuối trong khi Chose /ʃouz/ được đọc như nose. Chose là động từ thời quá khứ của Choose. If you had to choose to visit Timbuktu, chances are you chose to fly there.
9. Lose/Loose : Trường hợp này khác với trường hợp trên ở chỗ hai từ này không liên quan tới nhau. Lose là động từ chỉ việc mất đi một cái gì đó trong khi loose là tính từ chỉ sự lỏng lẻo. My trousers are too loose. I hope I don't lose my games if I wear it.
10. Literally : Đây là một trong những từ hay bị lạm dụng và dẫn tới việc câu văn/nói trở nên rất buồn cười khi bị dùng sai từ. Literally có nghĩa là "it really happened" và chỉ được sử dụng để nói về những thứ được hiển nhiên công nhận.
Ví dụ: He literally exploded after swallowing the grenade. Điều này là hiển nhiên vì nếu anh ta nuốt một quả lựu đạn, quả lựu đạn nổ thì anh ta cũng nổ theo. Thế nhưng, nói là she annoyed him and he literally exploded thì lại là lạm dụng bởi vì đây không phải là một sự thật hiển nhiên (fact) trừ phi cô này là siêu nhân lựu đạn.

Một số điểm cần biết dành cho người mới bắt đầu học tiếng Anh

Nhiều người hoàn toàn chưa biết gì về tiếng Anh rất muốn bắt đầu học ngôn ngữ này nhưng trở ngại không biết bắt đầu từ đâu. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng học qua khóa học vở lòng để làm quen tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ.

Điều này cần thiết giúp bạn hình dung ta tiếng Anh như thế nào, tại sao thứ ngôn ngữ đó không giống với ngôn ngữ mà ta đang sử dụng hàng ngày.

Đa số người học tiếng Anh vì yêu cầu bắt buộc, nhưng cũng có những người học tiếng Anh vì yêu thích. Dù cho mục đích học tiếng Anh của bạn là gì, quá trình học tập của bạn phải thật sự nghiêm túc nếu bạn muốn thu lại kết quả.

Khởi đầu học tiếng Anh rất quan trọng, bạn có thể tò mò thú vị hay cảm thấy mơ hồ với một thứ tiếng xa lạ ngay từ những giờ học đầu tiên này. Một sự khởi đầu tuần tự, đúng phương pháp, giúp bạn cảm thấy ít bở ngỡ, bối rối hơn khi có được nền tảng vững chắc để làm bệ phóng dung nạp những kiến thức tiếp nhận ngay sau đó.

20 điểm cần biết cho người học vở lòng tiếng Anh dưới đây được tổng hợp bởi Kenneth Beare, một thầy giáo chuyên dạy tiếng Anh sinh ngữ phụ, sẽ giúp bạn bước đầu chinh phục chân trời tri thức mới.

1. Chào hỏi (Greetings): Các câu chào hỏi thông thường.

Hello / Xin chào
Hi / Chào (thân mật)
Good morning / Chào buổi sáng
Good afternoon / Chào buổi chiều
Good evening / Chào buổi tối
Good night / Chúc ngủ ngon
Goodbye / Tạm biệt
Bye bye/ Tạm biệt (Thân mật)
How are you? / Bạn (ông/bà) khỏe không?
I'm fine / Tôi khỏe
Thank you / Cám ơn
Thanks / Cám ơn (thân mật)

2. Số đếm từ 1 – 100: Phát âm, kỹ năng đếm số, số điện thoại

Zero, one, two, three, four, five, six, seven, eight, nine, ten / 0, 1, 2 ... 10
Eleven, twelve, thirteen, fourteen, fifteen, sixteen, seventeen, eighteen, nineteen / 11, 12,... 19
Twenty, thirty, forty, fifty, sixty, seventy, eighty, ninety, hundred /20 - 30 ...100

xem thêm : 
chương trình học tiếng anh giao tiếp 
Phần mềm học tiếng anh 
3. Bảng chữ cái (Alphabet): Kỹ năng đánh vần

A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
4. Cung cấp thông tin cá nhân, tên: Tên, họ, địa chỉ, số điện thoại

My name is ... / Tên tôi là ...
My address is ... / Địa chỉ tôi là ...
My telephone number is 0123-456-789 / Số điện thoại tôi là 0123-456-789

5. This, that, here, there: Biết được cách dùng

This / Này
That / Kia
These (số nhiều của this)
Those (số nhiều của that)
Here / Ở đây
There / Ở kia, ở đó

Ví dụ:
  • Is this your bicycle? / Xe đạp này của bạn?
  • Are those your biclycles?
  • That is a good book / Đó là quyển sách hay
  • Those are good books
  • Here is your key / Đây là chìa khóa của bạn
  • Your luggage is over there / Hành lý của bạn ở đằng kia
6. Thì hiện tại "To be": Chia động từ, dạng câu hỏi, phủ định

Khẳng định (affirmative):

Dạng cơ bản (dạng viết tắt)

I am (I'm)
You are (You're)
He is (He's)
She is (She's)
We are (We're)
You are (You're)
They are (They're)

Phủ định (Negative):

I am not (I'm not)
You are not (You're not, you aren't)
He is not (He's not, he isn't)
She is not (She's not, she isn't)
We are not (We're not, we aren't)
You are not (You're not, you aren't)
They are not (They're not, they aren't)

Nghi vấn (Interrogative):

Am I ...?
Are you ...?
Is he ...?
Is she ...?
Are we ...?
Are you ...?
Are they ...?

Ví vụ:

  • I am a student / Tôi là sinh viên
  • I'm not a teacher / Tôi không phải là giáo viên
  • Am I a student ? / Tôi có phải là sinh viên?

Xem thêm : 
hướng dẫn học anh văn miễn phí 
Ngữ pháp TOEIC

7. Tính từ cơ bản:

beautiful - ugly / đẹp - xấu
old - new / cũ - mới
hot - cold / nóng - lạnh
old - young / già - trẻ
big - small / lớn - nhỏ
cheap - expensive / rẻ - đắt
thick - thin / mập - gầy (ốm)
empty - full / trống - đầy


8. Cách sử dụng giới từ cơ bản: in, on, at, to

9. There is, there are: Phân biệt các dạng số ít, số nhiều, câu hỏi và câu phủ định

These is: dùng cho số ít
There are: dùng cho số nhiều

Ví dụ:

  • There is a book on the table / Có một quyển sách trên bàn
  • There are three books on the table / Có ba quyển sách trên bàn
  • Is there a book on the table? / Có một quyển sách trên bàn?
  • Are there three books on the table? / Có ba quyển sách trên bàn?


10. Some, any, much, many: Biết cách dùng các từ này.

some + danh từ (đếm được/không đếm được): có nghĩa "một vài", "một số"
any + danh từ (đếm được/không đếm được): thường có nghĩa phủ định
much + dành từ (không đếm được): có nghĩa "nhiều"
many + danh từ (đếm được): có nghĩa "nhiều"

Ví dụ:

  • I have some friends in Paris / Tôi có vài người bạn ở Paris
  • I often drink some wine with my meal / Tôi thường uống một chút rượu trong bữa ăn
  • I don't have any friends in London / Tôi không có bạn nào ở London
  • Do you have any rice left for me? / Bạn có để phần cơm nào cho tôi?
  • I don't have much money to buy a gift / Tôi không có nhiều tiền mua quà
  • I don't have many friends in Ho Chi Minh City / Tôi không có nhiều bạn ở Tp.HCM

Cách sử dụng giới từ chỉ nơi chốn, địa điểm trong TOEIC


Trang học anh văn giao tiếp online giới thiệu bài học về ngữ pháp toeic giới từ nhé.

Giới từ chỉ nơi chốn là gì?

Giới từ chỉ nơi chốn là những giới được dùng với các danh từ chỉ nơi chốn, địa điểm, vị trí. Chúng xác định vị trí của chủ ngữ, nơi xảy ra hành động được mô tả bởi động từ trong câu.
Phần này rất hay xuất hiện trong các phần luyện thi TOEIC.
Xem thêm:
 giao tiep tieng anhtieng anh van phong
Giới từ
Cách dùng giới từ trong tiếng anh
Ví dụ
AtĐược dùng cho một điểm, tại một điểm nào đó, quanh một điểm nào đóI’m waiting for my brother at the situation
Please! Look at your book
In– Được dùng cho một khoảng không gian được bao quanh
– Được dùng trước một số từ/cụm từ chỉ nơi chốn
• Tên Châu lục
• Tên Quốc gia
• Tên Thành phố
– In the room, in a box, in the garden
– Eg:
• In Asia
• In Vietnam
• In Ha Noi
OnĐể nói một hành động, sự việc, hiện tượng…vv ngay bên trên một vật nào đó, có sự tiếp xúcThe youngest sister is playing on the floor
The bell is on the table
Above/
Over
Để chỉ một vật, sự việc, hiện tượng…vv nào đó ở vị trí cao hơn một vật khác
– Above là ví trí cao hơn, phía trên, nhưng không có sự tiếp xúc
– Over là vị trí cao hơn, ngay phía trên (sát phía trên), có thể có sự tiếp xúc hoặc không
A bird flew up above the trees
They built a new room above/over the lake
He put a blanket over his sleeping wife
BeforeĐược sử dụng cho vị trí phía trước (không nhất thiết phải ngay thẳng đằng trước)He is Nam who is standing before me
BehindĐược sử dụng cho vị trí ngay phía sauMy hat is behind the door
UnderĐược sử dụng cho vị trí ngay bên dưới một vật, sự vật nào đóThe cat is sleeping under this table
NearĐược sử dụng để chỉ sự gần về khoảng cách, không nhất thiết phải ngay sát, mang tính tương đốiMy house near the river
I’m standing near the bus stop
BetweenĐược sử dụng chỉ vị trí ngay chính giữa, ở giữa hai đơn vị cách đềuI’m sitting between my mother and my father

Cách dùng Prefer và Would rather trong TOEIC

Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào. Một trong những cách học tiếng anh giao tiếp đó là Đọc theo các hội thoại có sẵn trong một số sách, giáo trình tiếng anh giao tiếp; vận dụng ngữ pháp, từ vựng theo nhiều chủ đề càng nhiều càng tốt; v.v... 

Sau đây xin chia sẻ cách dùng PREFER và WOULD RATHER 

Chủ điểm này cũng thường xuất hiện trong bài thi toeic và ngữ pháp toeic nên các bạn tự học toeic chú ý phần này nhé!
-------------------------------------------------------------
1. Prefer to do và Prefer doing: thích hơn.
Chúng ta có thể dùng "Prefer to do" và "Prefer doing" nhưng "Prefer to do" thường được dùng nhiều hơn.
I don't like cities. I prefer to live (living) in the country.
=> Tôi không thích thành thị. Tôi thích sống ở miền quê hơn
Prefer to do something + rather than (do) something.
Prefer something + rather than something
(Có thể có rather hoặc không)
I prefer to eat than drink.
=>Tôi thích ăn hơn là uống
I prefer that coat rather than the coat you were wearing yesterday.
=> Tôi thích chiếc áo khoác đó hơn là chiếc áo khoác mà bạn mặc ngày hôm qua.
2. Would prefer (to do): thích cái gì hơn
"Would you prefer tea or coffee?" "Coffee, please".
=> "Bạn thích dùng trà hay cà phê?" "Cà phê".
I'd prefer to stay at home tonight rather than go to the cinema.
=> Tối nay tôi thích ở nhà hơn là đi xem phim.

Để giao tiếp tiếng anh tốt, các bạn cũng nên luyen nghe tieng anh giao tiep và luyện phát âm tiếng anh thường xuyên đấy nhé! 3
3. Would rather do = Would prefer to do (thích hơn.)
"Do you want to go out this evening?" "I'd rather not".
=> "Bạn có muốn ra ngoài tối nay không?" "Tôi không thích đâu.
Well, I'd prefer to go by car.
=> Ồ, tôi thích đi bằng xe hơi hơn.
4. Would rather do something than (do) something (muốn làm gì hơn làm gì)
= prefer to do something than (do) something
I would rather play volleyball than walk on foot.
=> Tôi thích đánh cầu lông hơn là đi bộ.
Would rather someone did something (muốn ai đó làm gì):Dùng thì quá khứ nhưng ý nghĩa là ở hiện tại hoặc tương lai, không phải quá khứ, hàm ý muốn ai đó làm gì.
I'd rather you cooked the dinner now.
=> Tôi muốn bạn nấu bữa tối bây giờ.

Đoạn hội thoại mẫu sử dụng Would rather:

John: Let's go out tonight.
Mary: That's a good idea.
John: How about going to a film? There's a new film out with Tom Hanks.
Mary: I'd rather go out for dinner. I'm hungry!

21/8/15

TOEIC mỗi ngày

Học TOEIC: QUY TẮC PHÁT ÂM KHI MỘT TỪ CÓ ĐUÔI S

Khi nào một từ có đuôi S? Khi danh từ số ít chuyển sang số nhiều, khi động từ ở thì hiện tại đơn có chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít, khi thành lập sở hữu cách (chủ sở hữu + 'S + vật sở hữu) và khi viết tắt (IS hoặc HAS viết tắt là 'S).
Như các bạn thấy, những trường hợp có đuôi S theo như nói trên là nhiều vô số kể trong tiếng Anh. Vì vậy, nếu không nằm lòng quy tắc phát âm đuôi S ở cuối một từ thì cách phát âm của chúng ta sẽ bị ...sai vô số kể. Vì vậy, bạn cần phải luyện ngay quy tắc này càng sớm càng tốt.
Có 03 cách đọc đuôi S: /s/, /z/ or /iz/
1. Khi nào đọc đuôi S là /s/ ?
DANH TỪ SỐ NHIỀU: Khi âm cuối của danh từ số ít là những âm vô thanh (/f/, /k/, /p/, /t/)
Thí dụ: HATS, CATS, LIPS, STICKS
ĐỘNG TỪ NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là những âm vô thanh.
Thí dụ: HE LIKES.
SHE TALKS.
IT FLOATS.
SỞ HỮU CÁCH: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là những âm vô thanh.
Thí dụ: PAT’S CAR, THE COOK’S RECIPE
VIẾT TẮT: Khi âm cuối của từ ngay trước dấu ’ là những âm vô thanh.
Thí dụ: IT’S TRUE.
THAT’S MY HOUSE.
IT’S BEEN A WHILE.

2. Khi nào đọc đuôi S là /IZ/ ?
DANH TỪ SỐ NHIỀU: Khi âm cuối của danh từ số ít là một trong những âm sau: /s/, /z/, /ʃ/,/tʃ/,/ʒ/ , /ʤ/.
Thí dụ: WISHES, CHURCHES, PLACES
ĐỘNG TỪ NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là một trong những âm sau : /s/, /z/, /ʃ/,/tʃ/,/ʒ/ , /ʤ/.
Thí dụ HE WATCHES TV.
THE BEE BUZZES.
SỞ HỮU CÁCH: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là một trong những âm sau : /s/, /z/, /ʃ/,/tʃ/,/ʒ/ , /ʤ/.
Thí dụ: THE ROSE’S STEM, THE CHURCH’S ALTAR
VIẾT TẮT: KHÔNG CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO S ĐỌC LÀ /IZ/ TRONG MỘT DẠNG VIẾT TẮT CÓ S.
3. Khi nào đọc đuôi S là /z/ ?
DANH TỪ SỐ NHIỀU: Khi âm cuối của danh từ số ít là âm hữu thanh (tất cả những âm còn lại trừ những âm đã được đề cập ở hai mục trên)
Thí dụ: FLOORS, BAGS, CARS
ĐỘNG TỪ NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là âm hữu thanh
Thí dụ: HE SWIMS.
THE BIRD FLIES.
SHE SINGS
SỞ HỮU CÁCH: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là âm hữu thanh.
Thí dụ: TIM’S HOUSE, MY FRIEND’S CAR
VIẾT TẮT: Khi âm cuối của từ ngay trước dấu ’ là âm hữu thanh.
Thí dụ: SHE’S MY SISTER.
HE’S LEAVING.

Tham khảo thêm: