27/8/15

Học Tiếng Anh

05 BƯỚC HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ


“The idea is to write it so that people hear it and it slides through the brian and goes straight to the heat”.
 Thường thì bạn sẽ sớm nhận ra rằng nhiều khóa học ngoại ngữ (trừ những khóa học về kỹ năng viết) sẽ tập trung phần lớn thời gian hướng dẫn học viên học ngữ pháp và từ vựng, làm thế nào để đọc và nghe. Tuy nhiên, rất ít khóa học đề cập đến kỹ năng viết. Và nếu có, người học sẽ bỏ qua phần này thôi. Hầu hết học viên đều nghĩ rằng kỹ năng viết là một kỹ năng khó, và nó chỉ được dành cho những học viên ở các lớp nâng cao. Khi tôi dạy tiếng anh, hầu hết học viên của tôi thích kỹ năng này để kiếm tìm chứng chỉ viết, như TOEFL writing hoặc IELTS writing.

Nếu bạn chưa bao giờ tập trung vào kỹ năng viết, bạn sẽ tiếc nuối và nói rằng tôi đã bỏ qua một trong những kỹ năng quan trọng nhất – kỹ năng này có thể giúp tôi nắm bắt ngôn ngữ. Kỹ năng này có thể giúp mình học rất nhiều các lĩnh vực khác. Ở chương này, tôi sẽ thảo luận với các bạn về một số phương pháp học tập đơn giản để có được thuận lợi của kỹ năng viết. Bạn sẽ biết làm thế nào kỹ năng viết có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian học và lưu trữ thông tin thành trí nhớ dài hạn của bạn và tại sao kỹ năng viết có thể trở thành một kỹ năng quan trọng trong việc phát triển kỹ năng nói.

Mỗi ngày, sau khi mỗi lần thực hành đọc, và nghe, tôi cần dành một chút thời gian để viết lại những điều tôi có thể nhớ. Đây là một trong những cách rất hiệu quả trong việc học ngôn ngữ. Khi bạn thực hành nghe/ hay đọc, các từ vựng/ cụm từ/ cấu trúc câu thường gặp sẽ được lưu giữ trong trí nhớ ngắn hạn của bạn, hay còn gọi là trí nhớ “tạm thời”. Nếu thông tin đó không được lưu trong vùng “trí nhớ dài hạn” , rất nhiều thông tin sẽ mất đi ở ngày tiếp theo. Một trong những cách tôi nhất để chuyển dịch thông tin từ ngắn hạn thành dài hạn là GỢI NHẮC lại thông tin đó. Khi bạn viết lại, bạn sẽ gợi nhắc lại thông tin này thông qua việc đọc và nghe lại thông tin đó. Bạn sẽ phải lựa chọn lại một số từ vựng và sắp xếp chúng lại sao cho phù hợp để hình thành nên câu. Nếu bạn dành từ 15 – 20 phút để viết, bạn sẽ có cơ hội nhớ lại được 80% - 90% thông tin bạn vừa mới được học.

Một điều quan trọng khác của kỹ năng viết là nó giống như một bước nền tảng để hỗ trợ cho kỹ năng nói của bạn vì, khi bạn viết, nó giống như một phần của quá trình nói. Như bạn biết đấy, loài lười ta có 02 cách cơ bản để thể hiện ý tưởng của mình – viết và nói. Hai phương pháp này cũng giống như bước 1 , ở đó não của bạn sẽ thực hành những hành động sau:

-      Lựa chọn từ vựng:
-      Đặt những từ được lựa chọn với nhau theo một cách phù hợp để hình thành câu.

Do vậy, khi bạn có thể viết một cách thoải mái, bạn đã gần như hoàn thành được ½ quá trình nói rồi.

Trong kỹ năng viết, nhiều giáo viên có thiên hướng tập trung vào các vấn đề như cấu trúc bài viết (mở bài, thân bài, kết luận), logic, cấu trúc ngữ pháp, v.v.. Nhưng tôi không nói về loại viết đó. Dạng thực hành viết mà tôi đang đề cập ở đây có 02 mục đích. Trước hết, nó giúp gợi nhắc lại từ vựng và cấu trúc câu bạn vừa mới nghe và đọc. Thứ hai, bạn có thể dễ dàng nói ngoại ngữ vì viết đã hỗ trợ bạn rồi. Do vậy, bạn sẽ viết theo lối viết tự do, chỉ giống như bạn đang tán gẫu trên Yahoo hoặc Facebook.

Vậy thì bạn sẽ viết cái gì? Sau khi đọc hoặc nghe một chủ đề, bạn hãy cố gắng để viết lại những thông tin bạn có thể nhớ hoặc biết về chủ đề đó nhé. Bạn có thể miêu tả ngắn gọn thông tin bạn vừa đọc hoặc nghe. Khi bạn viết, đừng có quá lo lắng nhiều về logic, nghị luận hay cấu trúc của bài viết. Đơn giản chỉ là viết càng nhiều càng tốt. Khi bạn viết, bạn có thể bắt đầu gợi nhắc lại những từ vựng/ cấu trúc câu phổ biết trong tài liệu học tập. Điều quan trọng về kỹ năng này là bạn không phải sử dụng từ điển. Nếu bạn không thể nhớ lại được từ vựng bạn cần cho một câu, hãy cố gắng sử dụng từ khác hoặc cố gắng diễn đạt ý tưởng đó đơn giản nhất có thể do vậy bạn sẽ không phải lệ thuộc vào từ điển nhé. Trong trường hợp bạn vẫn không thể diễn đạt được ý mình muốn, hãy bỏ qua nó đi và viết sang vấn đề khác. Thường thì lần đầu thực hành phương pháp viết này, bài viết của bạn giống như một loạt các câu viết hỗn độn và không có mối liên hệ nào cả. Nhưng KHÔNG SAO CẢ. Bài viết này sẽ dẫn tốt hơn khi bạn viết nhiều câu và từ vựng hơn và bắt đầu quen với việc hình thành nên câu viết. Chỉ có một trường hợp mà bạn nên sử dụng từ điển. Đó là khi bạn nhớ một từ, nhưng không biết chính xác từ đó đánh vấn như thế nào. Nếu bận, bạn nên tra từ điển để viết từ đó cho hoàn chỉnh.

Ban đầu, bạn sẽ có cảm giác như bài viết có quá nhiều lỗi sai. Đôi khi bạn cũng không chắc rằng câu bạn viết đúng hay sai. Trong trường hợp đó, bạn cần phải chấp nhận rằng mình sẽ mắc lỗi, nhưng cứ viết tiếp đi, viết càng nhiều thông tin bạn có thể nhớ càng tốt. Đừng hy vọng một sự hoàn hảo nhé. Một lần nữa, nếu bạn một điều gì đó hoàn hảo ngay lập tức bạn sẽ sớm lăn tăn và sớm từ bỏ. Điều này cũng tương tự như khi bạn học nhảy vậy. Thực sự rất khó cho bạn để có được những bước nhảy nhịp nhàng đầu tiên, và trông thật đẹp ngay trong ngày đầu học. Bạn cần phải học dần dần. Và với việc học ngoại ngữ cũng vậy. Ban đầu, bạn chỉ có thể nhớ được vài từ cơ bản thôi, rồi dần dần bạn sẽ nhớ được các giới từ đi cùng với một từ vựng cơ bản đó. Và rồi, bạn sẽ hình thành được một câu nhanh chóng và chính xác.

Nếu bạn vẫn lo lắng về việc bạn viết rất tồi, thậm chí khi bạn viết văn bằng tiếng mẹ đẻ, hay lưu ý rằng tôi không hề yêu cầu bạn viết một tác phẩm nghệ thuật. Đơn giản chỉ là viết ra những điều mình có thể nói. Hãy bắt đầu bằng một đoạn chỉ khoảng từ 5 đến 10 câu, sử dụng những câu đơn giản gồm một chủ - một ví. Và đừng cố gắng viết một câu quá phức tạp hay quá dài.

Nếu bạn vẫn quá bận tâm về nội dung bạn sẽ viết, bạn có thể sử dụng những câu hỏi sau: WHO? WHAT? WHEN? HOW? WHERE? WHY? WHAT HAPPENS IF…? HOW MUCH..?

Ví dụ, nếu bạn đọc rất nhiều tạp chí về sự kiện tràn dầu tại Mê-hi-cô ( Tôi cũng chắc chắn rằng sự kiện này đã được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới). Bạn có thể viết một đoạn văn ngắn bằng cách trả lời những câu hỏi như:

-      Chuyện gì đã xảy ra vậy? ( Dầu tràn)
-      Nơi nào và khi nào sự kiện này xả ra?
-      Ai đã gây ra vấn đề này?
-      Khi nào thì vấn đề này được giải quyết?
-      Chuyện gì nếu vấn đề này không được giải quyết nhanh chóng?
-      Những ảnh hưởng tiềm ẩn đối với môi trường là gì?
-      Bạn nghĩ gì về vấn đề này?
-      Phương án giải quyết tốt nhất sẽ có thể là gì?
-      …..

Bạn có thể trả lời những câu hỏi trên bằng các câu ngắn, gọn và dễ hiểu. Nếu bạn có những ý tưởng phức tạp, hãy chẻ nhỏ ý tưởng đó thành nhiều câu đơn giản. Kết quả là, bạn sẽ có một bài viết của chính mình.

Thực tế, rất nhiều người học biết được tầm quan trọng của kỹ năng viết khi học ngoại ngữ, nhưng họ sớm cảm giác mệt mỏi sau vài ngày thực hành. Điều đó cũng dễ hiểu vì những nội dung bạn viết ra, đơn giản chỉ để bạn học thôi, thành thử bạn chẳng có động lực nào cả. Cũng sẽ khác một chút nếu bạn chia sẻ thông tin này với tất cả mọi người. Khi bạn chia sẻ nó với công đồng, bạn có thể trao đổi ý tưởng, quan điểm hay cả các vấn đề phát sinh khác. Do vậy, bạn sẽ không viết trên vài mảnh giấy nhỏ và quẳng đi hay lưu lại trong một góc nhỏ của máy tính cá nhân. Cố gắng chia sẻ nó với người khác, thì bạn sẽ có thể nhanh chóng cải thiện khả năng viết mỗi ngày. Dưới đây là một số cách hiệu quả:

-      Viết blog ( blogging): Nếu bạn viết blog bằng tiếng mẹ đẻ, hãy thử dành thêm một chỗ để viết bằng ngôn ngữ đích bạn muốn học về những thứ bạn có được trong ngày. Hiển nhiên bạn có thể tự do viết về những vấn đề khác. Và nhớ là hãy để chế độ mà ai cũng xem được nhé.

-      Viết thư điện tử ( email): nếu bạn không muốn viết blog, bạn có thể đơn giản viết thư với rất nhiều bè bạn, thày giáo dạy ngoại ngữ, hoặc đặc biệt có thể những người bạn nước ngoài – những người bản địa. Nếu bạn không có bè bạn nước ngoài, bạn nên bắt đầu làm quen với họ. Nếu bạn không biết, thử xem Chương 10 xem nhé.


-      Viết và đăng bài trên diễn đàn: Nếu bạn tham gia một số diễn đàn học ngoại ngữ, bạn có thể đăng bài viết của mình ở đây. Học ngoại ngữ trên diễn đàn có điểm hay là bạn có thể nhận được hỗ trợ và giúp đỡ từ những ai có cùng mục đích như bạn. Tuy nhiên, điểm cần điều chỉnh là nội dung bạn viết ra chẳng ăn nhập với một chủ đề nào cả. Nếu nó chỉ tập trung vào một vấn đề ngôn ngữ, nó sớm thành chủ đề nhàm chán. Bạn có thể viết và đăng diễn dàn về những chủ đề mà bạn vừa mới học. Ví dụ, trong một bài post về “Sự kiện tràn dầu ở Mê – hi – cô” được đề cập ở trên, bạn có thể tìm kiếm trên mạng ở các diễn đàn môi trường. Tất nhiên bạn cần tìm kiếm bằng ngôn ngữ bạn đang cố gắng học. Khi đó có bạn có thể thể hiện được quan điểm của mình về vấn đề này bằng ngôn ngữ đích. Đừng có quá lo lắng về bài viết hiện thời của bạn hay kỹ năng viết nhé. Vì mọi diễn đàn đều luôn mở đường cho “ý tưởng viết”  Bạn càng đăng bài nhiều thì họ càng cảm thấy quý mến bạn thôi. Khi bạn tham gia và đăng bài trên diễn dàn, mọi người sẽ sớm phản hồi và trả lời bạn. Bằng cách này, bạn có thể TRAO ĐỔI BẰNG NGÔN NGỮ ĐÍCH rồi. Quá trình này sẽ giúp bạn có nhiều động lực và hứng thú viết (vì bạn viết và người khác sẽ đọc) Bằng việc thực hành như vậy với người bản địa, bạn có thể nhanh chóng cải thiện vốn từ, lựa chọn được từ vựng phù hợp và có được kỹ năng hình thành câu. Nếu bạn vẫn nhớ, ở chương số 04 tôi đã đề cập tới một số diễn đàn chuyên sâu giống như một nguồn tài liệu bạn có thể sử dụng cho kỹ năng đọc tự do của mình. Nếu bạn đang sử dụng nguồn tài liệu này nhằm củng cố kỹ năng đọc, bạn có thể thực hành viết bằng việc chia sẻ suy nghĩ của mình trên diễn đàn này. Nếu bạn không đủ vốn từ vựng để viết những bài viết dài, thì đơn giản hãy đăng vài câu đơn giản để sớm gia nhập cuộc đối thoại.

-      Hình thành thói quen viết bằng ngôn ngữ đích bất cứ khi nào bạn có thể. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả. Cố gắng sử dụng ngôn ngữ đích khi bạn viết kế hoạch làm việc, hoặc khi bạn lưu ý vấn đề gì hoặc làm bất cứ thứ gì khác. Nó giúp bạn tự cải thiện được ngoại ngữ. Nhưng cũng lưu ý là không phải cái gì bạn cũng viết dfdaua nhé. Như vậy bạn đầu bạn sẽ gặp khó khăn. Nếu lượng từ vựng của bạn quá nhỏ, bạn có thể kết hợp ngôn ngữ đích với ngôn ngữ mẹ đẻ.

Theo kinh nghiệm của tôi, thi thoảng người học mới miễn cưỡng viết blog hay đăng diễn đàn. Họ thường e sợ rằng kỹ năng viết của họ không tốt để thể hiện trên diễn đàn. Việc trì hoãn và lo lắng bị mắng – phán xét thường là nỗi sợ thường đến. Nếu bạn không muốn đăng lên vì bạn lo lắng người khác sẽ chỉ tích kỹ năng ngoại ngữ của mình thì thử đặt câu hỏi: Nếu mọi người không chỉ trích tôi, vậy thì sao làm tôi cải thiện được kỹ năng viết của mình? Điều đó có đúng không? Kỹ năng viết của bạn không thể cải thiện vì một suy nghĩ của ai đó, nhưng chắc chắn rằng nó có thể được cải thiện bởi chính suy nghĩ của bạn. Nếu bạn hành động liều lĩnh, mọi thứ sẽ thay đổi. Khi bạn học ngoại ngữ, bạn có thể chắc chắn rằng chẳng có gì có thể khiến kỹ năng của bạn tồi tệ đi cả, tất cả mọi hoạt động chỉ có thể cải thiện tốt hơn hoặc ở một mức độ chừng mực nào đó. Nó chỉ thực sự xấu khi bạn không làm gì cả, và đừng lo quá nhiều về những lời bình luận xấu, cứ tự tin mà viết nhé.  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét