17/1/17

Từ vựng chủ đề nhà hàng

Ngày hôm nay chúng mình sẽ cùng đi sâu vào một bối cảnh cụ thể và khá đặc trưng của bài thi IELTS: Restaurant (Nhà hàng). Đây là một chủ đề xuất hiện khá nhiều trong bài thi IELTS listening, các bạn học tập nhé!
 Với đặc trưng của các bài hội thoại, bao giờ cũng có sự trao đổi thông tin của hai người nói. Chính vì vậy các bạn cần nghe kĩ và nhận biết rõ vài trò của hai người nói hai người bạn (friends)/ đồng nghiệp (coworkers) hay khách hàng (customer) – bồi bàn (waiter). Đồng thời, người nói thường hay thay đổi ý kiến và đưa ra nhiều phương án nhằm đánh lạc hướng đáp án đúng. Các bạn cần chú ý những đáp án sau những từ nối so, therefore, actually, however…
Nội dung chính của các đoạn hội thoại này thường xoay quanh các vấn đề chính như sau:
  1. Liên quan đến việc đặt bàn (Reservation)
- Book/ reserve a table (v): đặt bàn -> reservation (n) /rɛzəˈveɪʃ(ə)n/
- Confirm /kənˈfəːm/ a table/ a reservation: xác nhận việc đặt bàn -> confirmation (n)
- Cancel /ˈkans(ə)l/ a table/ a reservation: hủy bàn 
Khi đặt bàn, chúng ta thường quan tâm đến các vấn đề dưới đây, cũng chính là những câu hỏi thường gặp:
- Số lượng bàn, bàn cho bao nhiều người
Vd: một bàn cho 5 người: a table for 5
- Thời gian (ngày tháng, giờ)
- Các yêu cầu đặc biệt (Special requests): a birthday cake (một bánh sinh nhật), lake view  (bàn nhìn ra hồ), no-smoking area (khu vực không hút thuốc)…
  1. Liên quan đến việc gọi món (Order)
* Thứ tự gọi món: Theo văn hóa của người bản ngữ, thông thường thứ tự gọi món sẽ là
  1. Starter/ˈstɑːtə/ ~ appetizer /ˈapɪtʌɪzə/: Khai vị , gồm các món cơ bản như:
Soup /suːp/, salad /ˈsaləd/
  1. Main course /kɔːs/: Món chính, gồm các món chính:
- Vegetarian /vɛdʒɪˈtɛːrɪən/: món chay
- Các loại thịt: beef /biːf/: thịt bò, bacon /ˈbeɪk(ə)n/: thịt muối,  ham /ham/: thịt dăm bông, lamb /lam/: thịt cừu, pork /pɔːk/ : thịt lợn, turkey /ˈtəːki/: thịt gà tây, salmon /ˈsamən/: cá hồi, sardine /sɑːˈdiːn/, tuna /ˈtjuːnə/
- Các loại rau vegetables /ˈvɛdʒtəb(ə)lz/: broccoli /ˈbrɒkəli/: súp lơ, cabbage/ˈkabɪdʒ/: cải bắp, carrot /ˈkarət/: cà rốt, ginger /ˈdʒɪndʒə/: gừng, garlic /ˈɡɑːlɪk/ : tỏi, onion /ˈʌnjən/: hành, lettuce /ˈlɛtɪs/: xà lách, mushroom /ˈmʌʃruːm/: nấm, peas /piːz/: đậu Hà Lan, spinach /ˈspɪnɪdʒ/: rau chân vịt        
- Các kiểu chế biến: Roast /rəʊst/: quay, grilled /ɡrɪld/: nướng, baked /ˈbeɪkt/: nướng bỏ lò, smoked /sməʊkt/: xông khói, boiled /bɔɪld/: luộc
  1. Dessert /dɪˈzəːt/ ~ sweet /swiːt/: đồ ngọt, đồ tráng miệng:
-  Cake/ Pie/ Ice cream/ Fruit  
  1. Drinks/ Beverage /ˈbɛv(ə)rɪdʒ/: đồ uống
- Juice/ Wine/ Water/ Coffee / Beer / Coke/ Diet coke
  1. Other requests (Các yêu cầu khác)
- Các vật dụng khi ăn:
Knife /nʌɪf/: dao (Từ này các bạn rất hay đọc nhầm và thêm âm /k/ ở đầu, nhưng thực tế chữ k không được phát âm, tương tự như trong các từ know /nəʊ/, knit /nɪt/…)
Fork /fɔːk/: dĩa (miền Bắc), nĩa (miền Nam)
Napkin /ˈnapkɪn/: khăn ăn
Chopstick /ˈtʃɒpstɪk/ : đũa
Spoon /spuːn/: thìa, muỗng
- Các loại sauce /sɔːs/: nước sốt, pepper /ˈpɛpə/: tiêu, chilli /ˈtʃɪli/: ớt,
  1. Liên quan đến việc nhận xét về món ăn: (Comments)
Có rất nhiều tính từ để miêu tả nhận xét của một cá nhân về món ăn nào đó. Kết hợp với việc học từ vựng, các bạn cũng nên luyện tập nghe để nhận biết thái độ của người nói thông qua giọng điệu mà họ sử dụng để biết được họ đang khen hay chê.
Dưới đây là một số tính từ hay gặp chỉ vị của món ăn:
Sweet /swiːt/: ngọt, sour /saʊə/: chua, bitter /ˈbɪtə/ : đắng, salty /ˈsɔːlti/ : mặn, spicy /ˈsɔːlti/ hoặc hot: cay
(Còn một vị khá đặc biệt là bittersweet, vị vừa ngọt vừa đắng, chính là vị của tình yêu - bittersweet love)
Khen
Chê
Good/ Delicious
Juicy /ˈdʒuːsi/: mọng nước
Tender /ˈtɛndə/ : mềm, dễ nhai

Stale /steɪl/: ôi (bánh mì)
Rotten /ˈrɒt(ə)n/: hỏng thiu thối
Over-cooked : chín quá
Under-cooked: chưa chin
  1. Liên quan đến việc thanh toán: (Payment)
Thông thường, khách hàng sẽ gọi phục vụ để lấy hóa đơn (bill) và sau đó thanh toán bằng cách cách như tiền mặt (in cash), bằng séc (by cheque) hoặc bằng thẻ tín dụng (be credit card).
Theo thói quen của người bản ngữ, khách hàng thường cho thêm nhân viên phục vụ tiền tip, thường là 1-5% tổng giá trị hóa đơn.
Nếu trả bằng thẻ tín dụng, khách hàng cuối cùng cần phải kí vào hoa đơn (sign the bill) để hoàn thành  việc thanh toán.
Nếu trả bằng tiền mặt thì thường người phục vụ sẽ trả lại tiền thừa/ tiền thối (change)
==========================================================

Từ vựng chủ đề Holidays

Những kì nghỉ (holidays) bao giờ cũng được mong ngóng dài cổ trong phần thi IELTS listening. Ở nước ngoài có một số dịp lễ lớn: Christmas (Giáng sinh), Boxing day, New Year (năm mới), Thanksgiving (lễ tạ ơn), Halloween, Valentine… Trước tiên các bạn hãy cũng nhìn vào hình ản và đoán xem đây là kì nghỉ lễ nào trong năm nhé!

chủ đề holidays trong ielts - luyện thi ielts fighter

Chính xác, đây chính là ngày lễ Giáng sinh (Christmas day), được tổ chức vào đêm 24/12 (December 24th) và sáng 25/12 (December 25th).
Một điểm mà các bạn cần đặc biệt chú ý để phát âm tiếng Anh cho chuẩn hơn là từ Christmas được phát âm là /ˈkrɪsməs/ , chứ không phải /ˈtʃrɪsməs/, tức là âm Ch được phát âm thành âm /k/.
Trong dịp Giáng sinh, người ta thường chúc nhau là Merry Christmas, có nghĩa là Giáng sinh vui vẻ. Thế còn các bạn thường làm gì vào những dịp này? Liệu những người bản ngữ có giống chúng ta không?
Để có thể nghe tốt hơn về chủ để ngày lễ cũng như là ngày Giáng sinh, các bạn cần nắm vững một số từ vựng nhỏ sau đây:
Holiday /ˈhɒlɪdeɪ/: ngày nghỉ, ngày lễ
  1. Before Christmas:
Clean the house: lau dọn nhà cuửa
- Decorate /ˈdɛkəreɪt/ (v) - > decoration (n):sự trang trí, đồ trang trí
Trong bức tranh ở trên có những đồ vật nào được dùng để trang trí vậy các bạn?
Ornament (n) /ˈɔːnəm(ə)nt/: đồ trang trí, bao gồm:
Christmas tree/ pine: cây thông Nô en, light /lait/: đèn, gift /ɡɪft/: quà tặng (present /ˈprɛz(ə)nt/ cũng là quà tặng), sock /sɒk/ : tất ngắn ~ stocking /ˈstɒkɪŋ/: tất dài, wreath /riːθ/: vòng nguyệt quế, chimney /ˈtʃɪmni/: ống khói (Ông già Nô en sẽ chui qua ống khói để vào nhát phát quà)
Chú ý: Các bạn nhớ cẩn thận, trừ A Christmas tree, các đồ trang trí còn lại đều thêm “s” ở cuối khi nói về số nhiều nhé.
  1. During Christmas:
Rất nhiều người ăn mừng ngày lễ Giáng sinh dù họ không theo đạo (Ở Việt Nam cũng vậy!). Chúng mình cùng điểm qua một số hoạt động trong dịp Giáng sinh nhé!
Food (Đồ ăn): a turkey /ˈtəːki/: gà tây, a gingerbread /ˈdʒɪndʒəbrɛd/: bánh gừng, mince /mɪns/ pie/ cookie: bánh quy, Christmas pudding /ˈpʊdɪŋ/: bánh pudding
Activities (Hoạt động):
Visit the church /tʃəːtʃ/đi đến nhà thờ 
Build a snowman /ˈsnəʊman/: Làm người tuyết hoặc Snow fighting (n) : ném tuyết 
Wrap up /rap/ presents /ˈprɛz(ə)nt/ : gói quà, bọc quà
Giving cards: tặng bưu thiếp cho nhau
Sing Christmas carol: hát bài hát Giáng sinh
Hang a stocking at the end of the bed: treo tất trước giường ngủ (Cái này thường dành cho trẻ em vì tin rằng ông già Nô en sẽ xuất hiện và món quà mà các em mong ước vào đó). 
===========================================================Ielts

11/1/17

15 tính từ đi với giới từ AT

15 tính từ đi với giới từ AT
Hôm nay chúng ta cùng học 15 từ thông dụng đi với giới từ AT, chúc các bạn hoc tốt và thành công nhé!
          1.      amazed at: kinh ngạc, sửng sốt vì
          2.      amused at: thích thú với
          3.      angry at sb: tức giận với ai
          4.      annoyed at sb: bực mình với ai
          5.      bad at st: yếu kém về cái gì
          6.      good/clever at st: giỏi/sắc sảo về cái gì
          7.      efficient at st: có năng lực về cái gì
          8.      expert at st: thành thạo về cái gì
          9.      indignant at st/sb: phẫn nộ với cái gì / với ai
         10. mad at sb: tức điên lên với ai
         11. sad at st/sb: buồn về cái gì /ai
         12. slow at st /sb: chậm chạp về cái gì
         13. skillful at st: khéo léo cái gì
         14. surprised at: ngạc nhiên với
         15. quick at st: nhanh chóng về cái gì

TÀI LIỆU XEM THÊM!




15 cụm từ tiếng Anh bắt đầu bằng ‘On’


On là một giới từ rất phổ biến trong tiếng Anh. Nó có thể kết hợp với rất nhiều từ, cụm từ để tạo ra nghĩa khác nhau. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu một số cụm từ đi với On phổ biến nhất nhé!

1. On the contrary: ngược lại

2. On the dot: đúng giờ

3. On the face of it: hiển nhiên, rõ ràng, bề ngoài thì là

4. On the fence: trung lập, chưa quyết định

5. On the fly: trong lúc gấp gáp, vội vã

6. On the go: bận rộn, chuẩn bị được hoàn thành

7. On the job: trong khi đang làm việc

8. On the loose: đã thoát khỏi nơi nào đó, tự do

9. On the nose: chính xác

10. On the side: thêm vào (ngoài công việc chính)

11. On the sly: một cách chui lủi (trộm)

12. On the spot: ngay tại chỗ

13. On the spur of the moment: bất ngờ, hấp tấp, không có sự chuẩn bị trước, ngẫu hứng.

14.On the way: đang trên đường (đến đâu đó)

15. On the whole: nhìn chung


TÀI LIỆU XEM THÊM!





15 cụm từ tiếng Anh bắt đầu bằng ‘In’

Trong tiếng Anh, giới từ ‘In’ có thể được sử dụng để kết hợp với rất nhiều từ khác nhau. Những cụm từ bắt đầu với ‘In’ sau đây sẽ giúp bạn nói tiếng Anh một cách tự nhiên và chính xác hơn.

1. In charge: phụ trách
We are experiencing a huge loss of revenue, who is in charge here?
Chúng ta đang phải trải qua sự thua lỗ lớn về doanh thu, anh là người phụ trách ở đây?
2. In short (~ in brief) : nói tóm lại
She can’t utter a word. In short, that’s a big surprise for her.
Cô ấy không thể thốt ra lời. Tóm tại, đó là ngạc nhiên lớn với cô ấy.
3. In particular : nói riêng
He loves going fishing in particular.
Nói riêng, anh ấy yêu thích đi câu cá.
4. In turn : lần lượt,
Each student in turn stood up and presented the idea.
Từng sinh viên lần lượt đứng lên và thuyết trình ý tưởng.
5. In place: ở đúng chỗ, ở vị trí thích hợp; sẵn có
You need to have money in place to buy her a ring.
Bạn cần có sẵn tiền để mua cho cô ấy một chiếc nhẫn.
6. In mint condition: như mới
After being renovated, the library is in mint condition.
Sau khi được nâng cấp, thư viện trông như mới.
7. In common: có điểm chung
I and my father have much in common.
Tôi và cha có nhiều điểm chung.
8. In terms of sth: xét về, về khía cạnh
The business is prospering in terms of revenue.
Việc kinh doanh đang phát đạt xét về doanh thu.
9. In lieu of: thay cho
We can drink water in lieu of coffee in the morning.
Chúng ta có thể uống nước thay cho cà phê vào buổi sáng.
10. In addition: ngoài ra, thêm vào.
He is good at Math. In addition, he draw very well.
Anh ấy giỏi toán. Ngoài ra, anh ấy vẽ cũng rất đẹp.
11. In the balance: ở thế cân bằng
The budget is still in the balance.
Ngân quỹ vẫn đang trong tình trạng cân bằng.
12. In all likelihood: có khả năng
In all likelihood everything will go to plan.
Mọi thứ có khả năng diễn ra như kế hoạch.
13. In a moment: một lát nữa
He will come in a momment.
Một lát nữa anh ấy sẽ đến.
14. In dispute with sb/st: trong tình trạng tranh chấp với.
She is always in dispute with her boss.
Cô ấy luôn trong tình trạng tranh chấp với sếp của mình.
15. In ink – /ɪŋk: bằng mực
Let’s write in ink.
Hãy dùng mực để viết.


TÀI LIỆU XEM THÊM!




15 cách để bắt đầu và kết thúc 1 cuộc hội thoại bằng tiếng Anh


Bạn đã biết phải nói gì khi mới gặp mặt và tạm biệt một người chưa? Chúng ta cùng xem những mẫu câu sau mình xin chia sẽ với các bạn trong hôm nay nhé.

Nếu là bạn bè lâu rồi không gặp nhau:
Hi! Long time no see, how have you been?: Xin chào, lâu quá rồi không gặp, cậu sao rồi?
Hi, I haven’t been seen you for a longtime, how are you?: Xin chào, lâu lắm rồi mình không gặp bạn, bạn thế nào?
Hi, long time no see, you look great, how are you?: Xin chào, lâu quá không gặp, trông cậu tuyệt lắm, cậu thế nào?

Nếu bạn bè gặp nhau thông thường:
Hey, how are you?: Xin chào, bạn thế nào?
Hey, how it is going?: Này, tình hình thế nào rồi?
Hi, how is your weekend?: Xin chào, cuối tuần của bạn thế nào? 

Khi gặp lại một người bạn:
Hello, nice to see/meet you again.: Xin chào, thật tuyệt khi gặp lại bạn.

Nếu lần đầu gặp gỡ:
Hi, how do you do!: Xin chào, rất hân hạnh gặp bạn.
Good morning/evening/afternoon. Please nice to see you!: Xin chào. Rất hân hạnh được gặp bạn!
Khi tạm biệt, thay vì chỉ đơn giản là “bye bye” bạn có thể nói:
Bye. See you soon.: Tạm biệt, hẹn gặp lại bạn.
Keep in touch.: Giữ liên lạc nhé.
Well, it’s been nice talking with you.: Oh, Thật là vui khi được nói chuyện với bạn.
Hope to see you again soon.: Hi vọng là sớm gặp lại bạn.
Well, talk you later.: Nói chuyện sau nhé.
It’s been great seeing you again.: Thật tuyệt gặp lại bạn.

TÀI LIỆU XEM THÊM!





10/1/17

Kỹ năng viết email bằng tiếng Anh

I. Đặc điểm của e-mail

1. Cách trình bày đơn giản
 Ưu điểm lớn nhất của e-mail là truyền thông điệp đến đối tượng ở mọi nơi trên thế giới chỉ trong chốc lát. Vì vậy, nó thuận tiện cho việc trả lời ngay của người nhận và mang tính hiệu quả cao. Mục đích chung là tốc độ truyền thông tin nhanh chóng và tính chất thông tin đa dạng.
2. Cách lưu trữ dữ liệu
  Việc nhận thông điệp bằng e-mail giúp cho việc lưu trữ dữ liệu trong phần cứng và phần mềm máy vi tính được gọn nhẹ và an toàn.
3. Chi phí
 Trong thời đại máy vi tính, người ta sử dụng internet để truyền tải thông tin ngày càng nhiều, nên chi phí e-mail phần nào tùy thuộc vào việc làm việc trực tuyến ít hay nhiều.
4. Truyền cùng một thông điệp đến nhiều người
 Trường hợp gửi cùng một thông điệp đến nhiều người, bắt buộc người gửi phải ghi họ tên từng người, sao chép và gửi đi. Nhưng  đối với e-mail, đơn giản chỉ dùng CC.
5. Hình thức văn bản
  Mặc dù e-mail được trình bày theo hình thức lá thư, nhưng văn bản e-mail gần với ngôn ngữ nói hơn ngôn ngữ viết. Chẳng hạn như những câu thăm hỏi về thời tiết cũng được lược bớt, thay đổi lối viết văn chương bằng cách diễn đạt đơn giản tiện cho việc đọc trên màn hình máy vi tính …

II. Cách viết e-mail

Có 2 hình thức viết e-mail: trang trọng và thân mật
Đối với hình thức e-mail trang trọng:
1.      CC, BCC, Return Receipt
  •  To: địa chỉ của người nhận e-mail.
  •  CC (Carbon Copy: sao chép hàng loạt): Việc gửi bản sao văn bản đến địa chỉ của người nhận là cách dùng khi muốn chuyển đến nhiều người. Khi nhận e-mail, người nhận sẽ hiểu rằng thông tin được truyền tải đến nhiều người. Tác dụng của nó thuận tiện nhưng không cần thiết khi gửi đến nhiều người không có liên quan.
  •   BCC (Blind Carbon Copy/Blind Courtesy Copy): Cũng giống như CC, nhưng BCC hàm nghĩa nhấn mạnh “gửi bí mật”, nên tránh lạm dụng cách gửi này.
  •  Subject: Chủ đề của e-mail đóng vai trò quyết định đến việc đọc hay không đọc của người nhận.
  • Attachment: Tài liệu kèm theo.
  •  Return Receipt: Xác nhận đã nhận thư. Đây là cách chứng minh người nhận đã nhận được e-mail.
2.  Subject
  • Thông thường ta sẽ nhận được rất nhiều e-mail, nên có thể đọc lướt qua chủ đề để hiểu sơ lược nội dung và quyết định đọc e-mail nào trước.
  •  Đặc điểm của chủ đề là cần viết cụ thể và ngắn gọn điều quan trọng chứa đựng trong nội dung.
  •  Khi ta đưa vào e-mail những thông tin không rõ ràng, người nhận sẽ không có ý muốn “Reply”.
  •  Tình huống khẩn cấp “Urgent” chỉ dùng khi thật sự cần thiết.
3.  Thể hiện sự tôn trọng
  •  Trong e-mail, ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải thay đổi cách xưng hô, ta không dùng Dear để gọi tên mà bắt đầu bằng cụm từ xưng hô và tên như Ms. Baker hoặc John, ví dụ: Dear Ms. Baker, hoặc Dear John.
  • Trường hợp không rõ giới tính của người nhận thì dùng cách gọi tên đầy đủ như Dear Pat Joners.
  •  Nếu người nhận là người lạ, ta không thể gọi một cách sơ sài. Hơn nữa, ta không thê dùng cách nói Hello, Leilani và Hi, Ken vào lần gặp đầu tiên.
  • Nếu không biết tên riêng thì dùng cách gọi chỉ phái nam, phái nữ.
  • Dear Sir / Madam
  •  Đối với cách gọi từng bộ phận, phòng ban, ta có thể dùng như sau:
  •  Dear Customer Service
  • Dear Human Resources Manager
  • Dear Marketing Director
  •  Đối với nữ, dùng Mrs. để gọi người lớn tuổi.
  •  Nếu người nhận có học vị tiến sĩ thì không cần phân biệt giới tính, ta có thể dùng Dr. (Dr. Franklin)
4.      Phần nội dung
  •  Bắt đầu bằng cách chào hỏi đơn giản: hãy tự giới thiệu mình, rồi sau đó mới giải thích cho người nhận biết rõ nguồn gốc của mình, lý do gửi e-mail.
  • Phần nội dung dài hay ngắn tùy theo mục đích diễn đạt của người gửi.
  •   Trước hết hãy viết việc quan trọng, không nhất thiết phải viết những câu chào hỏi thông thường về sức khỏe, tình hình thời tiết mà nên đi thẳng vào vấn đề quan trọng. Nếu có nhiều sự việc quan trọng thì hãy trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng.
  •  Khi chuyển sang ý mới, ta cần ngắt dòng để người nhận không cảm thấy khó khăn trong việc đọc nắm ý.
  •  Khi đề cập đến nội dung cần bàn bạc, thảo luận thì nên dùng mẫu câu yêu cầu lịch sự
=========================

Loại câu điều kiện hỗn hợp

Bạn 'cong chua co don' (thành viên diễn đàn TiengAnh.com.vn) có thắc mắc: Câu: "I am very glad......you last night at the party" phải sử dụng thì quá khứ đơn (trong dấu..... sẽ điền là:"saw") nhưng thầy mình lại nói điền là: "to have seen"
Còn câu: "If I had gone to the dentist last week, I would get a toothache now" lại sử dụng "would get" thay vì "would have gotten" như trong cấu trúc loại 3 của câu điều kiện
Câu: "If I won the first prize in the lottery, I could give all of you one hundred dollars each" thay vì sử dụng câu điều kiện loại 1 (có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai) thì thầy mình lại sử dụng câu điều kiện loại 2 (không thể xảy ra trong hiện tại) là sao?
Bạn 'binbinag' trên diễn đàn TiengAnh.com.vn đã giải đáp thắc mắc này như sau:
1. "I am very glad to see/ to have seen you last night at the party
Không dùng "saw" nhé bạn. Đây là mẫu câu It's + adjective + to V
Ở đây thầy bạn dùng have seen là để nhấn mạnh việc gặp mặt ấy là xảy ra trong quá khứ thôi, chứ nếu bình thường bạn có thể sử dụng "to see" (tuyệt đối không dùng "saw" nhé)
2. If I had gone to the dentist last week, I wouldn't get a toothache now.
Đây là dạng câu hợp giữa điều kiện loại 2 và 3, mang ý nghĩa 1 việc gì đó trong quá khứ nhưng có kết quả ở hiện tại.
Mình dịch câu này như sau "Nếu tuần trước tôi không đi khám răng thì bây giờ răng tôi sẽ rất nhức" việc tuần trước => dùng if loại 3, kết quả bây giờ => mệnh đề chính ở dạng 2 (lưu ý các trạng từ chỉ thời gian ý bạn, last week => loại 3, now => loại 2)
3. If I won the first prize in the lottery, I could give all of you one hundred dollars each.
Câu nì dùng loại 2 do câu nì nói ở hiện tại (nếu như thầy bạn trúng vé số thì thầy bạn đã cho mỗi người 100 đô rồi nhưng trên thực tế thì thầy bạn đâu có trúng tờ nào đâu ^^).
Câu nì bạn vẫn dùng loại 1 được, nhưng loại 2 để chỉ việc không trúng số, việc thực tế ở hiện tại mà thôi.

=============================

4/1/17

Số thứ tự trong Tiếng Anh và cách sử dụng

Số thứ tự được hình thành từ số đếm bằng cách thêm “TH” vào cuối số đếm. Ngoài trừ ba số thứ tự đầu tiên (first, second, third).
Những cách dùng chủ yếu của số thứ tự:
1. Xếp hạng:
Ví dụ:
Manchester City came first in the football league last year.
Manchester City về nhất trong giải đấu bóng đá năm rồi.
2. Cho biết tầng trong một tòa nhà:
Ví dụ:
His office is on the tenth floor.
Văn phòng của anh ta nằm ở tầng 10.
3. Cho biết sinh nhật:
Ví dụ:
She had a huge party for her eighteenth birthday.
Cô ấy đã có một buổi tiệc linh đình cho ngày sinh nhật thứ 18.
* DANH SÁCH:
1st - first
2nd - second
3rd - third
4th - fourth
5th - fifth
6th - sixth
7th - seventh
8th - eighth
9th - ninth
10th - tenth
11th - eleventh
12th - twelfth
13th - thirteenth
14th - fourteenth
15th - fifteenth
16th - sixteenth
17th - seventeenth
18th - eighteenth
19th - nineteenth
20th - twentieth
21st - twenty-first
22nd - twenty-second
23rd - twenty-third
30th - thirtieth
40th - fortieth
50th - fiftieth
60th - sixtieth
70th - seventieth
80th - eightieth
90th - ninetieth
100th - hundredth
101th - hundred and first
200th - two hundredth
300th - three hundredth
1,000th - thousandth
1,000,000th - ten millionth
=================================