27/4/17

Phân biệt 'I'm sorry' và 'I apologize'

Phân biệt 'I'm sorry' và 'I apologize'
Cùng là câu xin lỗi nhưng "I'm sorry"và "I apologize" có nét nghĩa khác nhau và được sử dụng trong các tình huống riêng biệt. 
Apologize là sự thừa nhận sai trái một cách chính thức, trang trọng, có thể chân thành hoặc không. Điều này có nghĩa người nói khi sử dụng từ apologize có thể xin lỗi mà không cảm thấy ăn năn. 
Ngược lại, I'm sorry thường được dùng với nghĩa thừa nhận lỗi một cách chân thành hơn và đầy hối tiếc. Nó còn được gọi là heartfelt apology (lời xin lỗi chân thành). Nếu ai đó nói sorry nhưng không cảm thấy ăn năn một chút nào, điều đó có nghĩa nói dối. 
I'm sorry cũng thường được dùng để diễn đạt sự cảm thông. Ví dụ I'm sorry for your loss là câu nói thường gặp trong đám tang để chia buồn với sự mất mát. Không thể dùng I apologize trong hoàn cảnh này. 

Bảng so sánh "I am sorry" và "I apologize"

I am sorry
I apologize
Lỗi của ai?
Không nhất thiết là lỗi của tôi
Tôi
Tôi cảm thấy thế nào khi nói?
Buồn phiền, đau khổ
Hối tiếc và/hoặc trách nhiệm
Có thể dùng để châm chọc hay không?
Mức độ
Thân mật
Trang trọng
Có thể nói câu này khi ai đó trải qua một bi kịch cá nhân không do tôi gây ra? (ví dụ người thân vừa mất)
Không 
Tôi muốn diễn đạt điều gì?
Tôi rất buồn hoặc rất tiếc vì những việc đã xảy ra (mà có thể không liên quan đến tôi)
Tôi lấy làm tiếc vì những bất tiện hoặc rắc rối lớn mà tôi đã gây ra

Một số ví dụ
- When Karen's boyfriend cheated on her, she got angry and smashed the windshield of his car. She later apologized. (Khi bạn trai Karen lừa dối, cô tức giận và đập vỡ kính chắn gió của xe anh ta. Sau đó cô xin lỗi). 
Trong ví dụ này, Karen không thực sự cảm thấy có lỗi với hành động của mình vì cô nghĩ điều đó hợp lý. 
- Politicians often apologize for their gaffes, but they seldom say they are sorry for their actions because saying so makes them appear weak. (Các chính trị gia thường xin lỗi - apologize - vì những lỗi lầm của họ, nhưng hiếm khi nói họ hối tiếc - sorry for - vì hành động của mình bởi điều đó khiến họ trở nên yếu đuối). 
- I am sorry your children fell sick before the camping trip. (Tôi rất tiếc vì con bạn ốm trước chuyến đi cắm trại). 
Trong trường hợp này, nói I apologize là vô lý vì người nói không chịu trách nhiệm cho sự ốm đau của đứa trẻ. 

TÀI LIỆU XEM THÊM:






Những câu giao tiếp tiếng Anh thông dụng trong cuộc sống

Những câu giao tiếp tiếng Anh thông dụng trong cuộc sống
Những câu nói ngắn gọn, đơn giản dưới đây sẽ giúp vốn từ cũng như khả năng nghe nói của bạn được cải thiện rõ rệt.

1. Explain to me why - Hãy giải thích cho tôi tại sao.
2. Ask for it! - Tự làm thì tự chịu đi!
3. In the nick of time - Thật đúng lúc.
4. You'd better stop dawdling. - Tốt hơn hết không nên la cà.
5. Go for it! - Cứ liều thử đi.
6. Don’t forget - đừng quên nhé!
7. How cute! - Ngộ nghĩnh, dễ thương quá!
8. None of your business! - Không phải việc của bạn.
9. Take it or leave it! - Chịu thì lấy, không chịu thì thôi!
10. What I'm going to do if... - Làm sao đây nếu...
11. I’ll be shot if I know - Biết chết liền!
12. Stop it right a way! - Có thôi ngay đi không.
13. A wise guy, eh? - Á à... hỗn láo quá.
14. No litter - Cấm vứt rác.
15. Say cheese! - Cười lên nào! 
16. Be good! - Ngoan nha! (Nói với trẻ con)
17. Please speak more slowly - Làm ơn nói chậm hơn được không?
18. Me? Not likely! - Tôi hả? Không đời nào!
19. Scratch one’s head - Nghĩ nát óc.
20. Don't peep! - Đừng nhìn lén!
21. What a pity! hoặc what a shame! - Tiếc quá!
22. Mark my words! - Nhớ lời tôi đó!
23. What a relief! - Đỡ quá!
24. Enjoy your meal - Ăn ngon miệng!
25. It serves you right! - Đáng đời!
26. The more, the merrier! - Càng đông càng vui
27. Boys will be boys! - Nó chỉ là trẻ con thôi mà!
28. Good job! / Well done! - Làm tốt lắm!
29. Just for fun! - Đùa chút thôi.
30. Try your best! - Cố gắng lên.
31. Make some noise! - Sôi nổi lên nào!
32. Congratulations! - Chúc mừng!
33. Calm down! - Bình tĩnh nào!
34. Go for it! - Cố gắng đi !
35. Strike it - Trúng quả.
36. Always the same - Trước sau như một.
37. Hit it off - Tâm đầu ý hợp.
38. Hit or miss - Được chăng hay chớ.
39. Add fuel to the fire - Thêm dầu vào lửa.
40. Don't mention it! / Not at all - Không có chi.


CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

TÀI LIỆU XEM THÊM:






Mẹo phân biệt until/by, within/during trong bài thi TOEIC

Mẹo phân biệt until/by, within/during trong bài thi TOEIC

“Until” dùng với các động từ chỉ sự liên tục như lie (nằm), live (sống), trong khi "By" thường kết hợp với các động từ chỉ tính thời điểm ở như arrive (đến), finish (kết thúc).

Until/ by và mốc thời gian
Until dùng với các động từ chỉ sự liên tục như lie (nằm), live (sống), sit (ngồi), stay (ở lại), wait (chờ), work (làm việc), continue (tiếp tục).
Ví dụ: We had better work until 3p.m (Chúng ta nên làm việc đến 15h).

By thường kết hợp với các động từ chỉ tính thời điểm ở như arrive (đến), finish (kết thúc), leave (đi, rời, khởi hành), submit (nộp)…
Ví dụ: We need to finish this project by Friday (Chúng ta cần làm xong bản dự án này trước thứ 6).

During/ within cộng khoảng thời gian
Within
Within cộng khoảng thời gian (có số cụ thể, xác định).
Ví dụ: You have to pay a deposit within 30 days ( Bạn cần trả tiền đặt cọc trong vòng 30 ngày).
Trường hợp ngoại lệ: within a year/ month/week.

During
During cộng khoảng thời gian (Không có số: during afternoon/ morning/ holiday...).
Ví dụ: The factory will be closed during the Christmas season ( Nhà máy sẽ đóng cửa trong suốt mùa Giáng sinh).
Trường hợp ngoại lệ: Khi kết hợp với the next: during the next 3 months.

TÀI LIỆU XEM THÊM:







Cách trả lời câu hỏi 'Where do you work?'

Cách trả lời câu hỏi 'Where do you work?'
Nếu thấy bối rối khi ai đó hỏi bạn câu “Where do you work?”, hãy tham khảo những cách trả lời linh hoạt dưới đây.

I work:
- in a factory (làm việc trong nhà máy).
- in a shop (trong một cửa hàng).
- in an office (làm việc ở văn phòng, làm công việc hành chính).
- in a college/university (làm việc tại trường cao đẳng/ đại học).
- at home (làm việc tại nhà).
- at head office (làm việc tại trụ sở chính).
- on a construction site (làm việc ở công trường xây dựng).
- on a farm (làm việc ở một nông trại).
- on an oil rig (làm việc tại dàn khoan dầu).

I work:
- in the sales department (làm việc tại phòng bán hàng).
- in the training department (làm việc tại phòng đào tạo).
- in the marketing department (làm việc tại phòng marketing).
Ngoài ra có thể trả lời chung chung mình làm việc trong lĩnh vực gì như sau:
- I am in sales. (Tôi làm việc trong lĩnh vực sales).
- I am in finance (Tôi làm việc trong lĩnh vực tài chính).
- I’m in construction (Tôi làm việc trong lĩnh vực xây dựng).
- I’m in tourism (Tôi làm trong ngành du lịch).
- I’m in education (Tôi làm trong lĩnh vực giáo dục).
- I’m in advertising (Tôi làm trong lĩnh vực quảng cáo).

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

TÀI LIỆU XEM THÊM:






Cách chỉ đường trong bài thi tiếng Anh

Cách chỉ đường trong bài thi tiếng Anh
Trong bài thi tiếng Anh, kỹ năng nghe, tìm đường, chú thích trong bản đồ không quá khó. Quan trọng là bạn phải bình tĩnh, theo sát “bước chân” người hướng dẫn, đánh dấu ngay những gì nghe được.
Từ vừng thường gặp trong bài thi chỉ đường trong tiếng Anh.

Entrance /ˈɛntr(ə)ns/ ~ entry /ˈɛntri/: lối vào
Exit /ˈɛksɪt/: lối ra
Campus /ˈkampəs/: khuôn viên trường
Building /ˈbɪldɪŋ/: tòa nhà
Hall /hɔːl/: hội trường
Office /ˈɒfɪs/: văn phòng
Swimming pool: bể bơi
Playground: sân chơi
Cafeteria /kafɪˈtɪərɪə/
Library /ˈlʌɪbrəri/: thư viện
Gymnasium /dʒɪmˈneɪzɪəm/: phòng tập thể hình
Stadium /ˈsteɪdɪəm/: sân vận động.
Cách hỏi đường:
Could you tell me how to get to the…?
Do you know where the... is?
Can you show me the way to the…?
I’m looking for the...

Cách chỉ đường:
Expression
Nghĩa
Take/ go down/ go along/ go straight
+ road/ street.
Đi phố / đường + tên phố/ đường.
Take the first on the left.
Rẽ trái ở ngã rẽ đầu tiên.
Take the second on the right.
Rẽ phải ở ngã rẽ thứ hai.
Turn right/ left at the crossroads/ roundabout.
Đến ngã tư/ vòng xuyến (bùng binh) thì rẽ phải/ trái
Be on your right/ left.
Nó nằm ở bên phải/ trái.
It’ll be behind/ next to/ opposite/ between…
Nó sẽ ở đằng sau/ bên cạnh/ đối diện/ ở giữa …
It’ll be in the middle of/ in the center of/ in the corner of/…
Nó sẽ nằm ở giữa/ ở trung tâm/ ở góc của…

TÀI LIỆU XEM THÊM:






Những động từ 'đắt giá' trong CV xin việc

Những động từ 'đắt giá' trong CV xin việc
Dùng những động từ có sức mạnh nhất, gắn với câu chủ động, sẽ giúp bạn thể hiện đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm trong CV.

Trở thành nhân viên doanh nghiệp nước ngoài là công việc nhiều người hằng mơ ước. Thử thách đầu tiên cho bạn là vượt qua vòng hồ sơ bằng CV (Curriculum Vitae - Sơ yếu lý lịch) chuyên nghiệp, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng nước ngoài không thích những CV dài dòng, dùng ngôn từ hoa mỹ, mà đề cao sự tối giản và mạch lạc. Nếu muốn nhà tuyển dụng đọc CV, bạn cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng: từ và câu ngắn; tránh lạm dụng từ ngữ chuyên ngành (trừ khi nhà tuyển dụng hiểu chúng); hạn chế các khái niệm trừu tượng.
Bạn cũng nên nhấn mạnh những con số thành tích mà mình đạt được, ví dụ như "I increased sales revenue by 50% - Tôi đã tăng doanh thu lên 50%".

Nhiều bạn không để ý đến sự khác biệt giữa tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ khi viết CV. Nếu lưu ý điểm này, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy sự tinh tế của mình. Nếu nộp CV tới công ty của Anh, bạn nên viết theo lối Anh- Anh, doanh nghiệp Mỹ thì dùng Anh - Mỹ.

Không khó để đoán được nhà tuyển dụng là người nước nào thông qua tin tuyển dụng. Người Anh thường dùng: CV/curriculum vitae; covering letter; labour; standard paper size: A4 (210 x 297 millimetres); Mrs, Miss; dear Sirs; yours faithfully, yours sincerely; managing director (MD); date format: DD/MM/YY...

Còn người Mỹ viết: resumé, resume; cover letter; Ms; gentlemen; labor; standard paper size: letter (8 1/2 x 11 inches); sincerely hoặc yours truly; chief executive officer (CEO) hoặc general manager; date format: MM/DD/YY...

Trong CV, nên dùng các động từ ở dạng chủ động, ví dụ như "I organised this exhibition - Tôi đã tổ chức buổi triển lãm", thay vì viết ở dạng bị động "This exhibition was organised by me - Buổi triển lãm được tổ chức bởi tôi". Nhìn chung, dạng chủ động có sức mạnh và dễ hiểu hơn.
Dưới đây là những động từ có sức mạnh nhất, thể hiện kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn không thể không dùng trong CV. 

TÀI LIỆU XEM THÊM:






10 từ lóng của teen Việt bằng tiếng Anh

10 từ lóng của teen Việt bằng tiếng Anh
Thả thính, bó tay, soái ca… là những từ giới trẻ Việt thường xuyên sử dụng hiện nay, khi sang tiếng Anh chúng là flirt, stuck...

1. Flirt
Flirt/flɜrt/ Thả thính, tán tỉnh ai đó.
Ví dụ: He flirts with her (Anh ta hay thả thính cô ấy).
2. Prince Charming
Prince Charming/prins ˈtʃɑrmɪŋ/ Soái ca.
Ví dụ: He is really Prince Charming! (Anh ấy đúng là soái ca mà!)
3. Shoot the breeze
Shoot the breeze/ʃu:t ðə bri:z/ Chém gió.
Mai likes to shoot the breeze in her free time. (Mai thích chém gió lúc rảnh rỗi. )
4. Stuck
Stuck/stʌk/ Bó tay.
Ví dụ: I’m stuck (Tôi bó tay rồi).
5. Dead meat
Dead meat/ded mi:t/ Chết chắc.
Ví dụ: If your mom find out what you did, you’re dead meat! (Nếu mẹ cậu biết việc cậu làm, thì cậu chết chắc rồi.)
6. Haughty
Haughty/´hɔ:ti/ Chảnh, kiêu kỳ.
Ví dụ: She is so haughty (Cô ấy rất chảnh).
7. Green-eyed monster
Green-eyed monster/ Gato, ghen tỵ
Ví dụ: Linh turned into the green-eyed monster when she saw her friend buying a new phone.(Linh 'gato' khi thấy bạn mình mua chiếc điện thoại mới.)
8. A bitter pill to swallow
A bitter pill to swallow/ Đắng lòng.
Ví dụ: Failing the exam was a bitter pill for him to swallow. (Thi trượt thật đắng lòng với cậu ta). 
9. Defame
Defame/di'feim/ Dìm hàng.
Ví dụ: He is always defaming me. (Anh ta lúc nào cũng dìm hàng tôi.)
10. Talk through one’s hat
Talk through one’s hat/ Phán như thánh, nói như đúng rồi.
Ví dụ: It’s who likes to talk through his hat. (Đó là người hay nói như đúng rồi)

TÀI LIỆU XEM THÊM:






4 cách đọc khác nhau của số 0 trong tiếng Anh

4 cách đọc khác nhau của số 0 trong tiếng Anh

Số 0 trong tiếng Anh có rất nhiều cách đọc khác nhau, tùy từng văn cảnh. Khi đứng một mình, số 0 đọc là "zero", trong một hiệp tennis, số 0 đọc là "love".

Zero
Khi số 0 chỉ đứng một mình, được đọc là “zero”.
Trước một dấu chấm thập phân, có thể đọc là “zero” hoặc “nought”. Ví dụ: 0.5 “zero point five” hoặc “nought point five”.

Oh
Sau một dấu chấm thập phân, số 0 được đọc là “oh”. Ví dụ: 0.01 “nought point oh one”
Số 0 xuất hiện trong các số điện thoại, số năm, số phòng khách sạn, số xe bus, được đọc là “oh”. Ví dụ: Số điện thoại 0121 602 0405: “Oh one two one, six oh two, oh four oh five.” Năm 1805: “The Battle of Trafalgar was in eighteen oh five.” Số phòng 802: “I’m on the top floor, in room eight oh two.”

Nil
Đây là cách đọc cho tỷ số bóng đá. Ví dụ: Real Madrid three, Ajax Amsterdam nil (3-0).

Love
Khi số 0 xuất hiện trong một séc tennis, được đọc là “love”. Ví dụ: 15-0: fifteen-love.

TÀI LIỆU XEM THÊM:






24/4/17

Cách nói xin lỗi bằng tiếng anh trong giao tiếp thông dụng

- Terribly sorry – Thành thật xin lỗi
- I have to say sorry you – Tôi phải xin lỗi anh
- Sorry for being late – Xin lỗi tôi đến trễ
- I forget it by mistake – Tôi sơ ý quên mất
- I was careless – Tôi đã thiếu cẩn thận
- I was wrong – Tôi đã sai
- I don’t mean to – Tôi không cố ý
- I feel that I should be responsible for that matter – Tôi cảm thấy có lỗi về việc đó
- How should I apologize you? – Tôi phải xin lỗi anh như thế nào đây
- I don’t mean to make you displeased – Tôi không cố ý làm anh phật lòng
- I have no choice – Tôi không có sự lựa chọn
- Sorry to bother you – Xin lỗi đã làm phiền bạn

Xem thêm:

Động từ đi với một số phương tiện giao thông

to catch a bus: bắt xe buýt 
to get on a bus: lên xe buýt 
to get off a bus: xuống xe buýt 
to get in the car: lên xe ô tô
to drive a car: lái xe ô tô
to ride a motorcycle/bike: lái xe máy/xe đạp
to fly an airplane: lái máy bay
to take a taxi: bắt taxi

Xem thêm:

21/4/17

CÁC ĐỘNG TỪ DÙNG CHO QUẦN ÁO

👘 CÁC ĐỘNG TỪ DÙNG CHO QUẦN ÁO 👘
 To tie : thắt, buộc
 To untie : tháo, cởi
 To do up : kéo khóa, cài cúc
 To undo: cởi khóa, cởi cúc
 To wear : mặt/đeo
 To put on : mặc vào
 To take off : cởi ra
 To get dressed : mặc đồ
 To get undressed : cởi đồ

Xem thêm:

ĐỘNG TỪ VỀ ĂN UỐNG

🔔 Binge : /bindʒ/ nhậu, chè chén
🔔 Bite /baɪt/ : cắn
🔔 Chew /tʃuː/ : nhai
🔔 Consume /kənˈsjuːm/ : tiêu thụ
🔔 Eat /iːt/: ăn
🔔 Feast /fiːst/: ăn cỗ, dự tiệc
🔔 Gobble /ˈɡɒbl/ : ăn ngấu nghiến
🔔 Guzzle /´gʌzl/ : ăn uống tham lam
🔔 Ingest /in'dʤest/ : ăn vào bụng
🔔 Lick /lɪk/: liếm
🔔 Munch /mʌntʃ/: nhai tóp tép
🔔 Nibble /ˈnɪbl/ : gặm nhắm
🔔 Snack /snæk/ : ăn vội vàng
🔔 Swallow /ˈswɒləʊ/ : nuốt
🔔 Taste /teɪst/ : nếm
🔔 Wolf /wʊlf/ : ngấu nghiến

Xem thêm:

17/4/17

KINH NGHIỆM ĐỂ HỌC THẬT TỐT TIẾNG ANH

1. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.


2. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

3. 
Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

Học từ theo cách của bác Hồ! Đó là một ngày viết 5 từ vựng vào mảnh giấy nhỏ, gồm phiên âm, từ loại, nghĩa, ví dụ, để nhuần nhuyễn về ý nghĩa và cách dùng của từ đó. Mỗi ngày một tờ, cuối tuần thì ôn lại từ đã học cả tuần, lâu lâu ôn lại hết tất cả và học lại những từ đã quên. “Biến tấu” hơn một chút, nhân vật đã rủ rê nhóm bạn thân viết từ rồi xoay vòng đổi giấy cho nhau, viết một tờ nhưng có từ để học cả tuần, rồi bạn bè dò bài nhau, càng vui!Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc. Tham gia 1 CLB tiếng Anh cũng là 1 trải nghiệm rất bổ ích.



4. Học cách ghi nhớ

Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

5. Hãy nối mạng

Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.

Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

Thêm vào đó hãy bắt sóng cho mình 1 kênh riêng và “”Tắm ngôn ngữ“, đầu tiên là hai kênh BBC và VOA, cứ mở đài cho nó “nói” cả ngày, để triền miên đắm mình trong ngôn ngữ đó cả khi nấu ăn, dọn dẹp… tốt hơn nữa, bạn nên dành thời gian từ 10-15 phút hằng ngày, để luyện nghe theo kiểu chép chính tả và sau đó so lại với phần English Sub để xem mình sai chỗ nào và rút kinh nghiệm.


6. Học từ vựng một cách có hệ thống

Bat dau hoc tieng Anh: Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv…

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv…

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…

Học từ vựng theo ngữ cảnh. Không nhất thiết chỉ học trong sách vở, nhân vật đã đọc bất cứ thứ gì “tóm” được trước mắt và được ghi bằng ngôn ngữ Anh, từ chai dầu gội, vỏ hộp thuốc, tờ giấy gói xôi đến mẩu quảng cáo trên truyền hình. Khi không hiểu nghĩa, nhân vật đoán chừng rồi khi nào “bí” quá mới đi tra từ điển.

Khi tra từ điển, nên tra từ điển Anh-Anh (Oxford Advanced Learners’ Dictionary) để cho bản thân thêm một cơ hội đoán nghĩa. Bạn không nhất thiết phải hiểu hết mà chỉ cần mang máng ý chính là được rồi!

Trau dồi kiến thức để… chém gió! bạn nên tiếp xúc với tin tức thời sự, kiến thức khoa học phổ thông để có cái mà “chém gió” trong các bài thi nói/viết! Các sách/tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, văn học nước ngoài cũng rất được khuyến khích vì chúng sẽ giúp bạn làm quen với văn phong, cách tư duy, văn hóa của người bản địa, nắm được các sự tích, điển cố, có thêm kiến thức về lịch sử, địa lý, truyền thống… của dân bản xứ. Kinh nghiệm là hãy đọc những thứ bạn thật sự thích và quan trọng là phù hợp với trình độ của bạn để có quyết tâm trong việc đọc/nghe tiếng Anh.

Tham khảo thêm:
 
khóa học toeic
test toeic online free
luyen thi toeic
on thi TOEIC
 

Nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh

Tham khảo thêm: 
Tai lieu luyen thi toeictài liệu luyện thi toeictai lieu toeic ...


  
Học cách phát âm chuẩn
Bạn không thể nghe tốt tiếng Anh nếu bạn không biết cách phát âm từ vựng. Nắm được cách phát âm và trọng âm là chìa khóa vàng giúp bạn nghe tốt tiếng Anh, nhất là trong trường hợp bạn phải nghe những đoạn nói nhanh. Nói chuyện với người nước ngoài  sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ tiếng Anh như Social Club tại Wall Street English để giúp bạn hòa mình vào môi trường nói tiếng Anh và nâng cao khả năng phát âm của mình. Ngoài ra, bạn nên chú trọng tới cách phát âm với mỗi từ mới. Hãy dùng từ điển có phiên âm chuẩn như Longman Dictionary of Contemporary English, Longman Advanced American Dictionary…và học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng trong mỗi câu. Nắm được cách phát âm sẽ giúp bạn nghe tốt hơn rất nhiều.


Nghe nắm ý chính

 

Đây là kỹ thuật nghe có mục đích, nghe để tìm hiểu nội dung chính. Trước khi nghe, bạn cần đọc qua những câu hỏi yêu cầu, hoặc nghe chỉ dẫn trong băng đĩa để suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe. Trong quá trình nghe, bạn nghe những từ quan trọng để dựa vào đó suy ra ý chính của bài nghe. Những từ này thường là những từ mang trọng âm, được nhấn mạnh hoặc được nhắc nhiều lần trong bài. Bạn nên sử dụng kỹ năng tốc ký (note-taking) để tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ lại những thông tin vừa nghe và phát triển bài nghe sao có hệ thống. Để tốc ký hiệu quả, bạn nên tạo cho mình hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu thường xuyên sử dụng. Ví dụ: “=” có nghĩa là equal (tương đương), “Fe” là iron (sắt) v.v…
Sau khi đã nghe và tốc ký lần đầu, tôi thường tự đặt các câu hỏi để tìm kiếm và liên kết các thông tin. Dựa vào các từ hỏi rất quen thuộc: who, what, when, where và how để đặt ra các câu hỏi liên quan, điều này giúp tôi định hướng tạo nên một chỉnh thể nội dung liên quan trong bài nghe.
Sử dụng kỹ năng tốc ký để tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin

Đoán nghĩa từ mới


Không phải ai cũng nghe được 100% nội dung bài nghe tiếng Anh, điều quan trọng là bạn phải biết đoán nghĩa bằng cách dựa vào nội dung đoạn hội thoại, trọng âm và nhớ lại âm thanh từ đó. Bạn nên tập trung và đừng để tâm hồn treo ngược cành cây khi nghe. Bằng cách đoán nghĩa, bạn sẽ tự tạo cho mình hứng thú bằng cách đoán chủ đề, đoán người tham gia hội thoại, địa điểm, những từ xuất hiện trong bài nghe dựa vào số từ đã nghe hoặc có sẵn, đoán trình tự các sự kiện xảy ra trong bài nghe.

Chọn nguồn học và nghe tiếng Anhthường xuyên Bạn cần lựa chọn các nguồn học tin cậy và tài liệu phù hợp với trình độ nghe hiện tại. Một số  kênh thông tin đáng tin cậy như BBC, CNN, VOA…, hoặc qua CDs, video. Chỉ với 15 phút thực hành nghe mỗi ngày, bạn đã tạo cho mình thói quen phản xa nghe và làm quen với cách phát âm. Công việc tắm ngôn ngữ này giúp bạn bắt được các âm tiếng Anh, và thấy các âm này hoàn toàn dễ nghe.
Nâng cao vốn từ vựng Muốn nghe tốt tiếng Anh thì phải nhớ thật nhiều từ vựng. Bạn có thể học từ vựng bằng cách  chọn nhóm từ vựng cần học, sử dụng hình ảnh, âm thanh để giúp bạn nhớ hơn, dùng một quyển sổ nhỏ để ghi lại các từ và cụm từ, học từ vựng liên quan và ôn lại từ mới một cách thường xuy

4 bước tự học tiếng Anh qua phim

Bước 1. Khởi động
Tìm một bộ phim mà bạn yêu thích, nội dung dễ hiểu đối với bạn.
Mới đầu bạn nên chọn những phim nào có số diễn viên ít, hài hước giải trí, phát âm rõ ràng.

Về sau khi trình độ bạn cao lên, bạn có thể chọn tất cả các phim mà bạn thích xem như thể bạn đang xem phim của Việt Nam. Bạn có thể học khoảng 100 lần mà không chán, hơn nữa, cấu trúc sẽ được lặp đi lặp lại đến lúc chúng ta có thể nói một cách thoải mái như họ!
Ở những phim này, mặc dù diễn viên nói nhanh, nhưng đó mới chính là người bản ngữ nói.
Bạn hãy xem từ đầu đến cuối bộ phim 1 số lần (3 lần) để hiểu qua nội dung chính cùng toàn bộ phim với phụ đề tiếng Anh.

Nếu bạn xem mà hầu như không hiểu gì thì đây là bộ phim không phù hợp với bạn, hãy cất nó đi sau này dùng.

Nếu bạn chỉ hiểu ở mức tàm tạm (khoảng 70%) nội dung bộ phim thì bạn hoàn toàn yên tâm là sau khi luyện tập, bạn sẽ hiểu và dùng được 100% nội dung của nó.

Bước 2. Vượt chướng ngại vật


Chọn 1 đoạn khoảng 3 phút (có nhiều hội thoại) và tra từ điển các từ mới (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), bắt chước cách đọc này trong từ điển, xem nghĩa của nó trong cảnh phim. Bạn đừng cố ghi nhớ các từ này (việc này mất nhiều thời gian mà không hiệu quả). Thường thì phần tiềm thức sẽ giúp bạn ghi nhớ từ này lần 1 (vì từ này gắn với hình ảnh và cảm xúc trong phim – 2 yếu tố tạo nên trí nhớ dài hạn).
Nếu từ (cấu trúc câu) này phổ biến thì chắc chắn khi xem các phim khác, bạn sẽ gặp lại nó, nếu vẫn không nhớ bạn tra lại từ điển, thường thì sau khoảng 3-5 lần gặp ở phim khác nhau như thế, bạn sẽ nhớ mãi từ (cầu trúc)  này và hoàn toàn có thể sử dụng nó trong tương lai một cách tự động. Nếu bạn không gặp nó bao giờ thì chứng tỏ nó không quan trọng và cũng không cần để tâm
Tập đọc từng câu 1 trong phim: nhớ rằng hãy bắt chước cách nói của họ, bạn đừng cố dùng kiến thức ngôn ngữ của mình để tạo ra ngôn ngữ “gần giống” họ , mà hãy cố gắng BẮT CHƯỚC y hệt cách nói của họ (ngữ điệu, phát âm, nối âm)
Với mỗi câu bạn hãy đếm từ 1-20, mỗi lần đếm là 1 lần nhấn “play” và nghe họ nói, sau đó bắt chước lại, đừng bao giờ viết câu đó ra và đọc theo cách riêng mình vì làm như thế bạn vẫn nói tiếng Anh theo kiểu cũ. Sau khi nói 20 lần câu đó, bạn chuyển sang câu tiếp theo. Bằng cách này, bạn mất khoảng 3 tiếng đồng hồ để học hết 1 đoạn phim dài 5 phút. Nhưng đừng nản “Vạn sự khởi đầu nan” mà. Hãy làm tương tự với các đoạn phim khác.

Bước 3. Tăng tốc

Sau khi đã luyện tập xem phim có phụ đề có thể hiểu hết và nói theo họ. Bạn bỏ tính năng phụ đề của media đi, và bắt chước lại từ đầu. Vì lần này không có phụ đề, bạn hoàn toàn tập trung vào các cảnh phim, cố gắng biến mình thành diễn viên, thể hiện những cảm xúc hoặc body language mà họ dùng (chắc chắn bạn sẽ nhớ mọi thứ nhanh gấp 3 lần – thay vì học 3h bạn chỉ cần học 1h mà hiệu quả vẫn như thế). Nếu ở một số phần nào đó, bạn không nhớ nổi cách nói, từ cần nói bạn bật lại phù đề để tham khảo (hạn chế nhé.)
Cứ 1 lần “play” là 1 lần bắt chước.
Hãy đếm từ 1-10 lần, sau khi luyện xong 10 lần thì chuyển sang đoạn tiếp theo .

Bước 4. Về đích.
Bạn chuyển phim sang dạng mp3 và cho vào máy nghe nhạc hoặc điện thoại để nghe và bắt chước ở mọi lúc mọi nơi (thói quen của mình là khi ngủ dậy bật 1 bài tiếng Anh lên, chúng ta không đủ thời gian học nên phải tranh thủ ) .
Làm như thế cho tới bạn nói được cùng lúc, cùng tốc độ với diễn viên (chứ không để họ nói xong mình mới bắt chước)
Để hoàn thành 1 bộ phim như thế này, bạn mất nhiều hơn 1 tháng học liên tục. Nhưng điều tuyệt vời là khi bạn xem đến phim thứ 2 (tốt nhất là cùng series) thì bạn mất khoảng 25 ngày. Đến phim thứ 3 bạn chỉ mất khoảng 20 ngày. Vì các cấu trúc các từ thường xuyên lặp lại, bạn cũng đã quen với tốc độ nói, ngữ điệu của họ nên mất ít thời gian hơn nếu bạn tiếp tục học. Và đến phim thứ 10, thì bạn có thể mất khoảng 1 tuần cho mỗi phim, rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi xem Disney channel trên TV và bực mình vì nó cứ có phụ đề ngay giữa màn hình.

Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:
test toeic online free
luyen thi toeic
on thi TOEIC