30/1/16

Tại sao bạn nghe tiếng anh kém

Cải thiện kỹ năng nghe là điều quan tâm của bất cứ bạn học ngoại ngữ nào. Bên cạnh đó, kỹ năng năng này là một phần bắt buộc trong bài thi Toeic. Tuy nhiên, không phải ai cũng nghe và đạt được số điểm tối đa trong phần thi này. Câu hỏi : ” Vì sao nghe tiếng Anh kém?” là câu hỏi chung và thu hút nhiều sự quan tâm của đông đảo các bạn. Theo kinh nghiệm và chia sẻ của nhiều bạn đạt điểm cao trong quá trình luyện thi Toeic, có 4 lý do chính khiến chúng ta không nghe tiếng Anh tốt được, đó là:
johngoodjob-570x562
  1. Yếu về phát âm
Về nguyên tắc, nếu bạn phát âm tốt, bạn sẽ có khả năng nghe tốt hơn. Rất nhiều người có thể nhận ra ,mặt chữ một cách dễ dàng, nhưng khi nghe đọc từ đó thì lại không nhận ra. Đó là do người đó hạn chế về phát âm. Vì thế khi bạn chưa chắn và phân vân cách đọc 1 từ mới. Hãy trang bị cho mình một cuốn từ điển bỏ túi của nhà xuất bản Cambridge hoặc Oxford. Mỗi khi không chắc chắn về cách phát âm của 1 từ, bạn hãy đem “ bảo bối” này ra dùng nhé.
Tuy nắm vững cách phát âm của từng từ là rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để nghe tốt: bạn còn phải làm quen với hiện tượng luyến âm, biến âm, đồng hóa, giản lược của người bản xứ nữa. Bạn cần luyện tập đọc thật to với tốc độ nhanh dần giống như tốc độ của người bản xứ. Chẳng hạn như người Anh khi nói nhanh câu “you’re beautiflul” thì sẽ giản lược thành “your beautiful”. Ngoài ra, bạn có thể luyện tập đọc theo tapescript: vừa nghe, vừa đọc theo.
  1. Thiếu từ vựng
Khi đọc hiểu, nếu thiếu từ vựng bạn sẽ không thể hiểu bài đọc được. Tương tự như vậy, nếu không có từ vựng, bạn không thể nghe hiểu được một bài đối thoại hay một bài nói. Bạn hãy làm riêng cho mình một tập từ vựng, trong đó ghi hết những từ vựng bạn gặp khi luyện thi TOEIC. Bạn nên nhớ rằng từ vựng hầu như không có giới hạn, do đó bạn nên thu thập càng nhiều càng tốt. Thường xuyên xem lại tập từ vựng này sẽ giúp bạn ghi nhớ chúng một cách dễ dàng. Trau dồi và mở rộng vốn từ vựng về các chủ đề văn phòng, tài chính, ngân hàng.
4. Không theo kịp tốc độ của người nói
Ngoài ba nguyên nhân trên, nếu bạn cố gắng dịch nghĩa từng chữ sang tiếng Việt khi nghe thì bạn cũng không theo kịp tốc độ của người nói. Nhằm khắc phục nhược điểm này bạn nên cố gắng tập trung theo sát nhịp của người nói. Tuy nhiên nếu có một chỗ nào đó bạn không hiểu, thì không nên dừng laị  để suy nghĩ mà cứ tiếp tục nghe. Nếu không bạn sẽ bỏ lỡ những phần nghe tiếp đó. Mạch văn rất quan trọng, do đó nếu nghe tiếp và theo kịp mạch văn thì bạn sẽ có khả năng đoán được phần mà bạn vừa không hiểu đó. Khi nghe lại lần hai, bạn sẽ chú ý hơn vào phần mà mình không theo kịp đó.
  1. Yếu khả năng đọc hiểu và nắm bắt cấu trúc cơ bản
Đọc hiểu là nền tảng của nghe hiểu. Nếu bạn không đọc hiểu tốt, bạn cũng sẽ không nghe hiểu tốt. Bên cạnh đó, dưới áp lực về thời gian, tâm lý lo sợ với những câu dài và có ý nghĩa phức tạp khiến bạn mất bình tĩnh và không hoàn thành được bài thi nghe. Điều cốt lõi trong đọc hiểu chính là nắm bắt nhanh cấu trúc câu. Bởi vậy, bạn cần trau dồi khả năng nắm bắt nhanh cấu trúc câu, trước hết ở những bài đọc hiểu và sau đó là ở bài nghe.
Hi vọng với những lý do về việc không nghe tốt tiếng Anh mà mình chia sẻ, cùng với niềm đam mê học tiếng Anh Toeic, sự sáng tạo của bản thân, mình tin các bạn sẽ cải thiện được kỹ năng ngoại ngữ của mình và đạt được kết quả mong muốn.

Cách hoàn thành đoạn văn

Kỳ thi TOEIC Reading là một kỳ thi không hề đơn giản chút nào đối với người học tiếng Anh Toeic như một ngôn ngữ thứ hai. Điều này là bởi vì người học cần giỏi ngữ pháp tiếng Anh và nắm vững các cấu trúc câu tiếng Anh để có được điểm số cao trong các kỳ thi Đọc TOEIC. Ngữ pháp tiếng Anh có thể là khó bởi nó có nhiều quy tắc và trong những quy tắc lại có khá nhiều ngoại lệ. Tương tự như vậy cấu trúc câu tiếng Anh cũng khá phức tạp. Thông thường, câu cần phải đặt trong văn cảnh để có thể hiểu được ý nghĩa. Những phần của bài đọc có thể bao gồm danh từ, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, liên từ, và thán từ. Dưới đây là một số phương pháp  luyện thi toeic  hi vọng bạn áp dụng và có được điểm số cao trong bài tập hoàn thành đoạn văn TOEIC Reading.
english (1)
Cách làm bài tập hoàn thành câu trong bài thi TOEIC một cách hiệu quả
+ Đảm bảo bạn đã nắm vững cách dùng các giới từ cũng như các trường hợp hay sử dụng sai giới từ.
+ Nắm chắc quy tắc hòa hợp giữa chủ và vị. Ghi nhớ các ngôi và cách chia các ngôi theo thì.
+ Để ý vị trí của trạng từ trong câu. Hãy nhớ rằng trạng từ dùng để mô tả động từ, tính từ, trạng từ khác. Vì vậy, trạng từ thường đặt gần các từ loại này.
+ Tìm hiểu vị trí của tính từ phải trong câu. Hãy nhớ là tính từ được sử dụng để mô tả các danh từ và đại từ. Vì vậy, chúng phải được đặt là gần danh từ và đại từ.
+ Kiểm tra động từ được chia trong các thì một cách cẩn thận. Hãy làm quen với quá khứ, hiện tại, tương lai, quá khứ hoàn hảo, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành liên tục, hiện tại hoàn thành liên tục, và trong tương lai thì hoàn thành tiếp diễn của động từ.
+ Hiểu và nắm rõ định nghĩa của các cụm động từ. Những động từ này thường là cụm kết hợp giữa giới từ, động từ, trạng từ. Hầu như các cụm động từ này đều có nghĩa hoàn toàn khác với các từ cấu thành nó.
+ Học cách cách sử dụng những trạng từ dùng để liên kết câu, đoạn. Chẳng hạn như: though, on the other hand, yet, still, nevertheless, nonetheless, in spite of…cũng như việc xây dựng cho mình vốn liên từ phong phú hơn, thường được sử dụng trong câu nhằm làm nổi bật quan hệ ý nghĩa giữa các câu.
Loại bài tập điền từ để hoàn thành câu khá đa dạng và phong phú. Điều quan trọng để chinh phục được loại bài tập này đó chính là hiểu rõ yêu cầu trên, và cách giải quyết đối dạng bài tập ấy. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng làm nên thành công đó là sự chăm chỉ và niềm đam mê học tiếng anh của các bạn !

Toeic vocabulary: TỪ VỰNG VỀ CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ

abdomen /ˈæb.də.mən/ - bụng
stomach /ˈstʌm.ək/ - bụng, dạ dày
belly (informal) /ˈbel.i/ - bụng, dạ dày (lối nói thông thường)
tummy (informal) /ˈtʌm.i/ -
bụng, dạ dày lối nói thông thường
wrist /rɪst/ - cổ tay
thigh /θaɪ/ - bắp đùi knee /niː/ - đầu gối
leg /leg/ - chân
forehead /ˈfɔː.hed/ - trán
temple /ˈtem.pļ/ - thái dương
cheek /tʃiːk/ - má
ear /ɪəʳ/ - tai
earlobe /ɪəʳ ləʊb/ - thùy tai (dái tai)
neck /nek/ - cổ
nose /nəʊz/ - mũi
chin /tʃɪn/ - cằm
throat /θrəʊt/ - cổ họng
lip /lɪp/ - môi
tongue /tʌŋ/ - lưỡi
eye /aɪ/ - mắt
eyebrow /ˈaɪ.braʊ/ - lông mày
eyelid /ˈaɪ.lɪd/ - mi mắt
pupil /ˈpjuː.pəl/ - con ngươi
iris /ˈaɪ.rɪs/ - mống mắt
eyelash /ˈaɪlæʃ/- lông mi
foot /fʊt/ - chân
ankle /ˈæŋ.kļ/ - mắt cá chân
heel /hɪəl/ - gót chân
arch /ɑːtʃ/ - lòng bàn chân
big toe /bɪg təʊ/ - ngón chân cái
toe /təʊ/ - ngón chân
shoulder blade /ˈʃəʊl.dəʳ bleɪd/ - xương bả vai
elbow /ˈel.bəʊ/ - khuỷu tay
back /bæk/ - lưng
behind /bɪˈhaɪnd/ - phần mông (thông tục)
butt /bʌt/ - phần mông
buttock /'bʌtək/ - mông
calf /kɑːf/ - bắp chân
hand /hænd/ - tay
thumb /θʌm/ - ngón tay cái
palm /pɑːm/ - lòng bàn tay
little finger /ˈlɪt.ļ ˈfɪŋ.gəʳ/ ngón út
pinkie /ˈpɪŋ.ki/ - ngón út
ring finger /rɪŋ ˈfɪŋ.gəʳ/ - ngón đeo nhẫn
middle finger /ˈmɪd.ļ ˈfɪŋ.gəʳ/ - ngón giữa
toeic vocabulary
***Đọc thêm tài liệu luyện thi TOEIC để mở rộng kiến thức bạn nhé!

Sử dụng V-ing, to + verb để mở đầu một câu

Sử dụng V-ing, to + verb để mở đầu một câu.

 
Khởi động ngày mới với một số kiến thức cơ bản các em nhé ^^
Bài học sáng nay của chúng ta là về vấn đề sử dụng V-ing, to + verb để mở đầu một câu.
Các kiến thức này khá cơ bản, nhưng không phải bạn nào cũng nhớ, hãy ôn tập lại nhé ^^1. Sử dụng Verb-ing
Một V-ing có thể được dùng để nối hai câu có cùng chủ ngữ trở thành một câu bằng cách biến động từ của câu thứ nhất thành dạng V-ing, bỏ chủ ngữ và nối với câu thứ hai bằng dấu phảy. Ví dụ:
The man jumped out of the boat. He was bitten by a shark.
=> [After jumping] out of the boat, [the man] was bitten by a shark.
Khi sử dụng loại câu này cần hết sức lưu ý rằng chủ ngữ của mệnh đề chính bắt buộc phải là chủ ngữ hợp lý của mệnh đề phụ. Khi hai mệnh đề không có cùng chủ ngữ, người ta gọi đó là trường hợp chủ ngữ phân từ bất hợp lệ.
SAI: After jumping out of the boat, [the shark] bit the man.
(Chúng ta ngầm hiểu là chủ ngữ thật sử của hành động nhảy khỏi thuyền là the man chứ không phải the shark)
to-verb-ving
Để đảm bảo không nhầm lẫn, ngay sau mệnh đề verb-ing ta nên đề cập ngay đến danh từ làm chủ ngữ cho cả hai mệnh đề.
Thông thường có 6 giới từ đứng trước một V-ing mở đầu cho mệnh đề phụ, đó là: By (bằng cách, bởi), upon, after (sau khi), before (trước khi), while (trong khi), when (khi).
By [working] a ten-hour day for four days, we can have a long weekend.
[After preparing] the dinner, Pat will read a book.
[While reviewing] for the test, Mary realized that she had forgotten to study the use of participial phrases.
Lưu ý rằng: on + động từ trạng thái hoặc in + động từ hành động thì có thể tương đương với when hoặc while:
[On finding] the door ajar, I aroused suspicion.  when finding)
(Khi thấy cửa hé mở, tôi nảy sinh mối nghi ngờ)
[In searching] for underground deposits of oil, geologist often rely on magnometers.  while searching)
(Trong khi tìm các mỏ dầu trong lòng đất, các nhà địa chất thường dựa vào từ kế.)
Nếu không có giới từ đi trước, chỉ có V-ing xuất hiện trong mệnh đề phụ thì thời của câu do thời của động từ ở mệnh đề chính quyết định; 2 hành động trong hai mệnh đề thường xảy ra song song cùng lúc:
Present: [Practicing] her swing every day, [Trica hopes] to get a job as a golf instructor.
Past: [Having] a terrible toothache, Henry called the dentist for an appointment.
Future: [Finishing] the letter later tonight, Sally will mail it tomorrow morning.
Dạng thức hoàn thành {having + P2} được dùng để diễn đạt trường hợp động từ của mệnh đề phụ xảy ra trước hành động của mệnh đề chính:
[Having finished] their supper, [the boys] went out to play.
(After the boys had finished their supper…)
[Having written] his composition, [Louie] handed it to his teacher.
(After Louie had written …)
[Not having read] the book, [she] could not answer the question.
(Because she had not read…)
Dạng thức bị động [having been + P2] cũng thường được sử dụng để mở đầu một mệnh đề phụ:
[Having been notified] by the court, [Mary] reported for jury duty.
(After Mary had been notified …)
[Having been delayed] by the snowstorm, [Jame and I] missed our connecting flight.
(After we had been delayed …)
[Not having been notified] of the change in the meeting time, [George] arrived late.
(Because he had not been notified …)
Trong nhiều trường hợp, cụm từ being hoặc having been của thể bị
động có thể được lược bỏ, khi đó chủ ngữ của mệnh đề chính vẫn phải phù hợp với chủ ngữ của mệnh đề phụ:
Incorrect: [Found] in Tanzania by Mary Leaky, [some archeologists] estimated that the three – million – year – old fossils were the oldest human remains that were discovered. (Being found …)
Correct: [Found] in Tanzania by Mary Leaky, [the three-million-year-old fossils] were estimated by some archeologists to be the oldest human remains that had ever been discovered.
Xét thêm các ví dụ sau về chủ ngữ phân từ bất hợp lệ:
SAI: Having apprehended the hijackers, they were whisked off to FBI headquarters by the security guards.
ĐÚNG: [Having apprehended] the hijackers, [the security guards] whisked them off to FBI headquarters.
ĐÚNG: [Having been apprehended], the hijackers were whisked off to FBI headquarters by the security guards.
SAI: Before singing the school song, a poem was recited.
ĐÚNG: [Before singing] the school song, [the students] recited a poem.
SAI: Guiding us through the museum, a special explanation was given by the director.
ĐÚNG: [Guiding] us through the museum, [the director] gave us a special explanation.
2. Động từ nguyên thể (to + verb) mở đầu câu

Động từ nguyên thể cũng được dùng để mở đầu một câu giống như trong trường hợp V-ing. Mệnh đề phụ đứng đầu câu sử dụng động từ nguyên thể thường diễn tả mục đích của mệnh đề chính.
[To get up] early, [Jim] never stay up late.
Cũng giống như trường hợp sử dụng V-ing nêu trên, chủ ngữ của mệnh đề thứ hai cũng phải là chủ ngữ hợp lý của mệnh đề phụ đứng trước nó.
Incorrect: [To prevent cavities], [dental floss] should be used daily after brushing one’s teeth.
Correct: [To prevent cavities], [one] should use dental floss daily after brushing one’s teeth.
Tham khảo thêm:

29/1/16

TỪ VỰNG TOEIC CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG

TỪ VỰNG TOEIC CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG

Borepile: Cọc khoan nhồi
Backfill: Lấp đất, đắp đấp
Ballast: Đá dăm, đá Ballast
Beam: Dầm
Bearing wall: Tường chống, vách đỡ
Bitumen: Nhựa đường
Fram/ rafter : Vì keo
Scaffold: Giàn giáo
Foundation: Nền móng
Brick: Gạch
Cement : Xi măng
Survey: Khảo sát
Architect : Kiến trúc
Structure: Kết cấu
Mechanics: Cơ khí
Culvert: Cống
Ventilation: Thông gió
Landscape: Cảnh quan
Air conditioning: Điều hòa không khí
Drainage: Thoát nước
Water Supply: Cấp nước
Sewage: Nước thải
Detached villa: Biệt thự độc lập
Duplex villa: Biệt thự song lập
Row- house: Nhà liền kề
Apartment: Căn hộ


Tham khảo thêm:

TỪ VỰNG VỀ GIÁO DỤC

TỪ VỰNG VỀ GIÁO DỤC


1 Lesson / Unit : Bài học
2 Exercise / Task / Activity : Bài tập
3 Homework / Home assignment : Bài tập về nhà
4 Research report / Paper / Article : Báo cáo khoa học
5 Academic transcript / Grading schedule / Results certificate : Bảng điểm
6 Certificate : Bằng, chứng chỉ
7 Qualification : Bằng cấp
8 Credit mania / Credit-driven practice: Bệnh thành tích
9 Write / Develop (v): Biên soạn (giáo trình)
10 Drop out (of school) (Phrasal Verb): Bỏ học
11 Drop-outs (n): Học sinh bỏ học
12 Research / Research work : Nghiên cứu khoa học
13 Break / Recess : Nghỉ giải lao (giữa giờ)
14 Summer vacation : Nghỉ hè
15 Extra curriculum : Ngoại khóa
16 Enroll : Nhập học
17 Play truant (v): Trốn học
18 Complementary education : Bổ túc văn hóa
19 Graduation ceremony : Lễ tốt nghiệp
20 Pass : Điểm trung bình
21 Credit : Điểm khá
22 Distinction : Điểm giỏi
23 High distinction : Điểm xuất sắc


Tham khảo thêm:

TỪ VỰNG TOEIC

TỪ VỰNG TOEIC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN


1. Accountant /əˈkaʊntənt/: Nhân viên kế toán
2. Accumulated /əˈkjuːmjəleɪt/: Lũy kế
3. Balance sheet /ˈbæləns ʃiːt/: Bảng cân đối kế toán
4. Cash /kæʃ/: Tiền mặt
5. Financial ratios /fəˈnænʃl ˈreɪʃioʊ/: Chỉ số tài chính

6. Expense mandate /ɪkˈspens ˈmændeɪt/: Ủy nhiệm chi
7. Finished goods /ˈfɪnɪʃt ɡʊdz/: Thành phẩm tồn kho
8. Inventory /ˈɪnvəntɔːri/: Hàng tồn kho
9. Liabilities /ˌlaɪəˈbɪlətiz/: Nợ phải trả
10. Prepaid expenses /ˌpriːˈpeɪd ɪkˈspens/: Chi phí trả trước

11. Profit before taxes /ˈprɑːfɪt bɪˈfɔːr tæks/: Lợi nhuận trước thuế
12. Reconciliation /ˌrekənsɪliˈeɪʃn/: đối chiếu
13. Reserve fund /rɪˈzɜːrv fʌnd/: Quỹ dự trữ
14. Treasury stock /ˈtreʒəri stɑːk/: Cổ phiếu quỹ


Tham khảo thêm:

HỌC TOEIC HIỆU QUẢ


Phân biệt will (thì tương lai đơn) và be going to (thì tương lai gần)


1. Khi đưa ra quyết định 
Will: Diễn tả những quyết định về một hành động trong tương lai có tại thời điểm nói
Be going to: Diễn tả những dự định và kế hoạch trong tương lai mà đã được quyết định hoặc lập ra từ trước khi nói
Ví dụ:
A: Mrs. Ha gave birth to a baby yesterday.
(Hôm qua cô Hà mới sinh em bé.)
B: I didn’t know that. I will go and visit her.
(Tôi không biết điều đó. Tôi sẽ đi thăm cô ấy.)
(Bạn B không biết việc cô Hà sinh em bé. Khi nghe A thông báo thì B mới quyết định đi thăm cô Hà.)
C: Yes, I know that. I am going to visit her.
(Tôi biết rồi. Tôi sắp đi thăm cô ấy.)
(Bạn C là người đã biết thông tin đó trước khi được A thông báo và có dự định đi thăm cô Hà.)

2. Khi đưa ra dự đoán
Will: Diễn tả những dự đoán chưa chắc chắn sau các động từ think, hope, assume, believe hoặc trạng từ probably.
Be going to: Diễn tả những dự đoán chắc chắn (đã có dấu hiệu rõ ràng ở hiện tại).
I think it will rain tonight.
(Tôi nghĩ tối nay trời sẽ mưa.)
He will probably win the race.
(Anh ta có thể sẽ thắng cuộc đua.)
Watch out! You are going to fall.
(Coi chừng. Bạn sắp ngã rồi đấy.)


Tham khảo thêm:

28/1/16

HỌC TIẾNG ANH QUA BÀI HÁT

Tối nay mình giới thiệu với các bạn 1 tuyển tập Karaoke 12 bài hát tiếng Anh (có lời dịch Việt nữa nha). Đây là những bài hát đã từng làm điên đảo các bảng xếp hạng nhạc quốc tế 1 thời. Hi vọng mọi người sẽ thích:

1.Until You - Shayne Ward
2.One Day - Charice
3.One Thing - One Direction
4.Just Give Me A Reason - Pink.Nate Ruess
5.Apologize - Timbaland
6.Because You Live - Jesse McCartney
7.Bad Day - Daniel Powter
8.Breathless - Shane Ward
9.The Day You Went Away - M2M
10.Safe & Sound - TaylorSwift. TheCivilWars
11.Beautifull In White - Shane Filan
12.What Makes You Beautifull
https://www.youtube.com/watch?v=u9igMr6iLtw
Tham khảo thêm: ngữ pháp toeic

CÁC TỪ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG

Wazzup guys? Wish you ATB ^^
Các bạn hiểu mình đang nói gì khôngJ Khó hiểu đúng không nào. Thực ra câu trên đầy đủ sẽ là “ WHAT’S UP, guys?  Wish you All THE BEST.
Hôm nay mình rất vui khi giới thiệu đến các bạn các cụm từ viết tắt hay dùng khi nhắn tin (để tiết kiệm tin nhắn) nhé ^^
2DAY: TODAY
2MORO: TOMORROW
2NITE: TONIGHT
ASAP: As soon as possible (càng sớm càng tốt)
ATB: All the best (chúc bạn những điều tốt nhất)
B4N: Bye for now (tạm biệt nhé)
GR8: Great! (tuyệt)
HAND: Have a nice day (Chúc bạn 1 ngày tốt lành)
KIT : keep in touch (giữ liên lạc nhé)
PCL: Please call me (gọi cho tôi nhé)
THX: Thanks
X: kiss

XOXO: kisses and hugs
nghe noi tieng anh

TỪ VỰNG MÙA CƯỚI

Hi cả nhà, hôm nay chúng mình sẽ chuyện trò gì bây giờ nhỉ? À, đang mùa cưới rồi. Lứa đôi đang “nườm nượp” dắt nhau về cùng một nhà^^. Không biết cả nhà đã từng nghe đến  “Something old – Something new – Something borrowed – Something blue” trong đám cưới phương Tây, đặc biệt là ở Anh bao giờ chưa?
Thế này nhé, truyền thống này khởi nguồn từ một câu nói vần của người Anh: “Something old – something new – something borrowed – something blue, and a sixpence in your shoe”, tức là 5 thứ đồ mà mình nên mang theo trong ngày cưới để thêm phần may mắn. Đó có thể là những kỷ vật của mẹ, của chị, hay tặng phẩm nhiều ý nghĩa mà họ hàng, bạn bè từng cầu chúc phước lành rồi tặng cho nàng dâu vào ngày đặc biệt này. Về mặt ý nghĩa:
Something old: tượng trưng cho sự tiếp nối không ngừng.
Something new: tượng trưng cho những lạc quan trong tương lai
Something borrowed: tượng trưng cho hạnh phúc được “đi mượn” một ít từ những người thân xung quanh.
Something blue: tượng trưng cho sự thuần khiết, tình yêu và lòng trung thành.
Còn “a sixpence in your shoe” chính là biểu hiện của sự may mắn, thịnh vượng và dồi dào về tiền nong đấy ^^

Cầu chúc cho các cặp đôi luôn hạnh phúc mãi mãi, các bạn nhỉ ^^

27/1/16

CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI CÁC PHẦN THI NGHE TOEIC


Bạn đã biết nguyên nhân, cũng như các cách luyện nghe TOEIC hiệu quả nhất. Vậy, hãy cùng bước vào giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong chuỗi bí quyết giúp đạt điểm thi nghe TOEIC tối đa 495/495 nhé: Chiến lược làm bài ở các phần bài nghe TOEIC hiệu quả nhất.
Part 1 (Pictures): Ở phần này chúng ta nên tận dụng khoảng thời gian đài đọc phần hướng dẫn làm bài để xem lướt qua càng nhiều ảnh càng tốt. Điều đầu tiên cần xác định là bức hình nói về người hay vật, hay cả hai. Nếu bức hình nói về vật (không có ai trong bức hình), chúng ta có thể loại ngay những đáp án có những từ như “people”, “the woman”,”the man”… Nếu bức hình có cả người và vật, hãy đoán thử vị trí của người và vật, chẳng hạn “the man is standing beside the telephone booth”. Nếu bức hình về người, hãy đoán thử hành động của nhân vật trong ảnh và số lượng người, vị trí của họ… Ngoài ra, cũng như trình bày ở trên, bạn nên nghe và loại các đáp án sai kết hợp với chọn đáp án đúng để câu trả lời có thể chắc chắn hơn.


Part 2 (Questions – Responses): Phần này cũng tương tự như part 1 là bạn sẽ nghe key word trong câu hỏi để chọn đáp án, đặc biệt chú ý vào từ để hỏi (từ đầu tiên trong câu) để xác định xem đó là dạng câu hỏi gì (WH-question hay Yes/no question, câu hỏi đuôi,… một số trường hợp sẽ không đưa ra câu hỏi mà đưa ra lời khẳng định chung chung.) Sau khi đã nghe được từ để hỏi chúng ta sẽ có một số thủ thuật để loại đáp án:
Nếu bạn nghe được key word trong câu hỏi và ở các đáp án trả lời có lặp lại key word hoặc từ nghe tương tự với key word, thường đó sẽ là đáp án “bẫy” và nhờ đó chúng ta có thể loại đáp án.
Nếu bạn nghe được chủ ngữ của câu hỏi và câu trả lời khác nhau thì chúng ta cũng có thể loại đáp án ví dụ “Why … he not …. office?” – “It…” (“loại”).
Nếu đó là dạng WH-question, bạn nên tập trung nghe xem đó là Who, whom, what, where, when hay why. Dựa vào đó bạn có thể loại một số đáp án chẳng liên quan. Ví dụ, bạn nghe được câu hỏi “Where…?” – Đáp án A bạn nghe được key word “… Monday” (“loại”, đây là đáp án cho câu hỏi When). Đáp án B “Because…” (“loại”, câu hỏi Why). Đáp án  C “At…” (“đúng” –  đáp án). Ngoài ra, đối với những câu trả lời bắt đầu bằng “Yes,…” hay “No,…” cũng sẽ bị loại vì đây là câu trả lời cho Yes/no question.
Nếu đó là dạng câu hỏi lựa chọn “or”, ví dụ “Would you like coffee or tea?” thì chúng ta chỉ cần tập trung vào 2 từ khóa được đưa ra “coffee” và  “tea” để lắng nghe vì đáp án chỉ có thể giới hạn ở 2 key word đó.
Part 3 (Short conversations): Phần này mức độ khó đã tăng lên. Thay vì nghe những câu riêng lẻ, bạn sẽ nghe cả một đoạn đối thoại. Thay vì trả lời một câu hỏi, bạn sẽ phải trả lời 3 câu hỏi mỗi đợt. Ngoài ra, trong các câu hỏi sẽ có những câu suy luận và câu hỏi bẫy nên phần này sẽ càng thêm khó. Tuy nhiên, với một chiến lược hợp lý, các bạn có thể sẽ thấy phần này còn dễ “ăn điểm” hơn hai phần trước. Ở giai đoạn này, tinh thần nghe chủ động cần phải lên ở mức cao nhất vì bạn sẽ phải đoán trước khá nhiều. Các bước thực hiện sẽ bao gồm:
Bước 1: Khi máy bắt đầu phát hướng dẫn, bạn sẽ bắt đầu đọc cụm câu hỏi số 1 (mỗi cụm gồm 3 câu). Một số sách có khuyên là hãy đọc trước câu hỏi, tuy nhiên khi bạn áp dụng thì có thể bạn không nhớ được câu hỏi đã hỏi gì. Do đó, bạn nên đọc cả câu hỏi và câu trả lời (tính ra bạn sẽ phải đọc khoảng 15 câu trong khoảng vài chục giây nên kĩ năng đọc của bạn phải thật nhanh nhé). Không nên đọc theo trình tự thông thường mà đọc câu ở giữa trong cụm 3 câu trước tiên. Ví dụ, có 3 câu đánh số là 50 51 52, mình sẽ đọc câu 51 rồi đến 52 sau đó quay trở lại câu 50. Lý do là vì câu đầu tiên trong cụm 3 câu thường hỏi chung chung về ngữ cảnh hay nội dung bài đối thoại, các câu sau sẽ hỏi chi tiết. Đôi khi trong những câu hỏi chi tiết có thể “sơ hở” để lộ nội dung của bài đối thoại, nhờ đó chúng ta có thể đoán ngay được đáp án của cả 3 câu. Ngoài ra, những câu hỏi chi tiết cũng sẽ làm rõ nội dung của những câu hỏi chung.
Bước 2: Sau khi đọc hết các câu hỏi và đáp án, bạn hãy nhanh chóng suy nghĩ xem đáp án 3 câu đó có liên quan như thế nào. Ví dụ câu 50A gắn với 51C, 52B; 50B gắn với 51B, 52D… Từ đó, bạn hãy dự đoán đáp án có thể có. Nếu không nghĩ ra hoặc không kịp, bạn hãy dùng ngón tay đặt trước vào các đáp án một cách ngẫu nhiên. Khi đoạn đối thoại bắt đầu, bạn chỉ cần tập trung vào những đáp án sẵn có mà bạn đã chọn. Nếu máy đọc khác, ngay lập tức dịch chuyển ngón tay đến đáp án phù hợp nhất. Bằng cách này bạn sẽ giữ được thế chủ động của mình, không phải hồi hộp chờ đợi đáp án.
Bước 3: Ngay khi đoạn hội thoại kết thúc và máy bắt đầu đọc câu hỏi, nhanh chóng tô đáp án vào giấy dựa vào đánh dấu của ngón tay và chuyển sang cụm câu hỏi số 2. Cứ thế, lặp lại các bước 123.
Phần này đòi hỏi tốc độ làm bài và phán đoán rất nhanh nên các bạn phải luyện tập nhiều mới có thể quen. Vì phải “nhảy cóc” liên tục hết cụm câu này tới cụm câu khác, hãy luôn cố gắng giữ cho tâm lý thật vững vàng, nếu lỡ có đoạn hội thoại không nghe được gì hết thì vẫn cứ đánh random vào đáp án và tiếp tục qua ngay cụm câu tiếp theo. Nếu chần chừ, bạn có thể sẽ “mất cả chì lẫn chài” đó.
Part 4 (Short talks): Phần này cũng tương tự như part 3, các bạn sẽ trả lời 10 cụm câu hỏi (mỗi cụm 3 câu), tuy nhiên part 4 chỉ có một người nói. Về chiến lược và cách làm bài, bạn cũng làm tương tự như part 3 (an tâm hơn một chút là phần này hầu như không có bẫy).
Dừng lại và phân tích nguyên nhân, tích lũy và khắc phục: Thường thấy các bạn sắp xếp thời gian chuẩn bị cho kì thi TOEIC như thế này: ôn thi -> luyện đề -> đi thi. Một trong những sai lầm mà mình hay thấy là cố gắng luyện thật nhiều đề chờ cho đến ngày thi mà không dừng lại để xem xét mình còn thiếu những gì. Việc luyện đề giúp nâng cao kĩ năng làm bài và chỉ ra những điểm yếu của bạn, còn kiến thức của bạn sẽ vẫn vậy, không thể nào thay đổi trong một sớm một chiều được. Hãy tưởng tượng bạn muốn tăng thêm chiều cao, bạn không thể nào lấy thước ra đo hôm nay, hôm sau lại đo tiếp xem mình có cao hơn hôm qua không.Thực tế, chúng ta phải ăn uống đầy đủ, tập thể dục qua một thời gian mới có thể đo tiếp được. Mình thấy việc luyện đề cũng giống như lấy cây thước để đo, cho nên nếu bạn cứ đo từ ngày này qua ngày kia không lo ăn uống thì rất khó mà đạt mục tiêu. Do đó, các bạn nên làm thử  1, 2 đề đánh giá xem điểm bao nhiêu. Sau đó tạm dừng việc giải đề, phân tích tìm ra điểm yếu của bạn và nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Kế đến các bạn có thể dành thêm một khoảng thời gian để luyện tập, tích lũy kiến thức và cải thiện những phần còn yếu rồi tiếp tục giải thêm 1, 2 đề, xem điểm số của bạn có tăng thêm không? Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến ngày thi.
 Hi vọng chúng tôi có thể giúp các bạn tăng khả năng chinh phục kì thi TOEIC này. Chúc các bạn thành công!


CÁCH NÂNG CAO ĐIỂM THI NGHE TOEIC

Bài viết này sẽ chia sẻ các mẹo giúp bạn nâng cao điem thi TOEIC phần nghe.
Tâm lý vững vàng: đề nghe TOEIC rất dài và các âm thanh được phát ra liên tục, bạn không thể nào dừng lại để nghỉ ngơi. Có những câu bạn sẽ không nghe được nhưng đừng hoảng loạn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các phần sau. Nếu lỡ mà đang phân vân giữa hai đáp án thì hãy chọn thật nhanh vì sự phân vân của bạn có thể đánh đổi bằng 2 câu khác. Nếu bạn hoàn toàn không nghe được, vẫn cứ chọn đáp án và chuyển qua phần khác, tập trung vào phần tiếp theo chứ đừng tiếc phần đã qua.

Có tâm thế đúng đắn khi nghe : hãy luôn quan niệm trong đầu là mình phải luôn nghe ở thế chủ động.
Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng nhại theo người nói trong máy cho thật giống, càng giống càng tốt (tương tự như cách học phát âm ở phần Pronunciation Workshop). Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự lơ đễnh và có được sự tập trung nhất định khi nghe.
Nghe theo keyword: chỉ nghe những từ quan trọng nhất và phán đoán.
Đừng chỉ tập trung nghe và tìm đáp án đúng. Ở đây bạn sẽ đánh giá ngay đáp án đó là đúng hay sai để loại ngay lập tức. Ví dụ đáp án A phát ra, bạn nghe thấy không phù hợp và hãy nói thầm trong đầu “loại”. Cứ tiếp tục như vậy, B “đúng”, C ”loại”, D “loại”… với cách này bạn sẽ có một đáp án chắc chắn và an tâm hơn nhiều so với việc bạn chỉ nghe và tìm câu đúng.
Có chiến lược và mẹo làm bài ở mỗi phần hợp lý: 
Giữ gìn sự tỉnh táo vào ngày thi: bài nghe TOEIC rất dài và cần phải giữ sự tập trung cao độ vì chỉ cần chểnh mảng một chút là các bạn có thể bị mất ngay 2,3 câu. Vì vậy, các bạn nên cố gắng giữ sức khỏe cho tốt và tránh luyện quá nhiều đề những ngày gần thi. Thay vào đó hãy luyện trước đó một cách đều đặn, đừng để dồn đến gần cuối vì lúc đó bạn sẽ bị hoảng loạn và mệt mỏi, kém minh mẫn. Vào ngày thi, đừng ăn nhiều vì sẽ gây nặng bụng và buồn ngủ. Ngoài ra, một mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả là trước giờ thi  bạn hãy uống nước tăng Bạn chỉ cần uống vào là cảm giác mệt mỏi biến ngay, tinh thần sẽ trở nên tập trung hơn nhiều.
Nếu bạn sắp tham gia bài thi TOEIC, hãy thực hiện các mẹo bên trên nhé. Tin chắc là sẽ rất hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!


LUYỆN NGHE TOEIC 495/495 – BÍ KÍP KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU KHI LUYỆN NGHE TOEIC


Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn luyện thi  TOEIC một số nguyên nhân cũng như bí kíp giúp bạn khắc phục các nhược điểm khi luyện nghe TOEIC.

Luyện nghe TOEIC 495/495 – Bí kíp khắc phục điểm yếu khi luyện nghe TOEIC
1. Thiếu từ vựng:
Từ vựng toeic là nền tảng của việc học tiếng Anh, đặc biệt là đối với bốn kỹ năng tiếng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Chúng ta thường nghe tục ngữ rằng “lời nói gió bay”, trong khi đó, TOEIC lại “bay” rất nhanh, phần đọc có thể đoán mò chứ phần nghe rất khó đoán nếu chúng ta có vốn từ vựng hạn chế.  Một vốn từ vựng chắc sẽ giúp các bạn an tâm và làm bài chính xác, hiệu quả hơn. Vậy thì làm sao để tăng vốn từ? Và học từ vựng ở tài liệu nào?
Một cuốn sách gối đầu giường của mọi thế hệ đi thi TOEIC chính là cuốn sách “600 essential words for the TOEIC”. Giống như tên của nó – “600 từ thiết yếu” – bạn phải có ít nhất 600 từ trong sách để có thể đi thi. Sách chia làm 50 chủ đề và mỗi chủ đề sẽ có 12 từ. Điểm được đánh giá rất cao ở cuốn này là bài tập phong phú, các bài tập đều bám sát chủ đề và các từ cần học. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng lại các từ đã học trong những bài sau để giúp chúng ta vừa ôn từ vừa học từ trong ngữ cảnh mới, giúp ghi nhớ sâu sắc hơn. Một điểm các bạn cần lưu ý là mặc dù tác giả ghi 600 từ nhưng thật ra còn phần word family cũng rất quan trọng . Vì vậy vốn từ thật sự các bạn thu được từ cuốn sách này cũng không dưới 1000 từ.
Sau khi học cuốn 600 từ, nếu muốn nâng cao thêm các bạn có thể đọc sách “Hackers TOEIC Reading”. Đây là một trong những giáo trình mới nhất và hay nhất hiện nay về TOEIC. Nếu gọi “600 essential words for the TOEIC” là cuốn sách kinh điển thì “Hackers TOEIC Reading” xứng đáng là cuốn sách từ điển vì độ dày và mức độ bao phủ của nó. Từ vựng trong sách rất phong phú và đa dạng. Điểm đặc biệt là phần cuối sách có liệt kê các từ thường hay xuất hiện trong đề thi thật, và còn đánh dấu những từ nằm ở đáp án. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là sách này hoàn toàn bằng tiếng Anh, số lượng từ vựng rất lớn (nhiều mục không có chú thích nghĩa), việc học có thể dễ gây nản nếu học không đúng cấp độ hoặc không có người hướng dẫn.
2. Yếu phát âm:
Nếu bạn phát âm sai, làm sao bạn có thể nghe đúng được? Do cách học ở phổ thông chú trọng vào ngữ pháp và từ vựng nên chúng ta ít được học phát âm. Một từ nếu nằm trên giấy thì bạn có thể hiểu nghĩa nhưng nếu chúng ta nghe thì có thể sẽ không biết đó là từ gì.
Một điểm cần lưu ý với các bạn là ngoài việc học phát âm (tức cách cử động các vị trí như miệng, lưỡi,… để tạo âm) thì chúng ta nên học phiên âm quốc tế. Khác với Tiếng Việt, tiếng Anh không thể đánh vần thành âm được, mỗi từ lại có cách phát âm khác nhau và không theo qui luật, ví dụ như “gear” đọc là “/ɡɪə/” (tương tự chữ “ghia” tiếng Việt) và “bear” đọc là “/beə(r)/” (tương tự chữ “be” trong tiếng Việt). Do đó, chúng ta nên học phiên âm quốc tế để có thể nhìn vào từ điển và biết cách phát âm chính xác nhất. Ngoài ra, khi học phát âm, những hiện tượng như luyến âm, biến âm, đồng hóa, giản lược cũng nên chú ý vì phần Listening cũng có những hiện tượng này, nếu không quen có thể không nghe được mặc dù các từ đơn lẻ chúng ta đều biết.
Bạn có thể tham khảo giáo trình Pronunciation Workshop . Đây là tập hợp video dạy phát âm, cho nên những âm trong đó sẽ ở dạng cơ bản nhất, thuần túy nhất, nếu chúng ta nắm thật vững được cái cơ bản nhất chúng ta sẽ dễ dàng tiến xa. Mỗi video bạn có thể xem đi xem lại 2, 3 lần. Thêm nữa, trước kì thi bạn cũng mở ra xem và tập nói theo (mặc dù đã học và biết cách phát âm trước đó rồi). Tập như vậy sẽ giúp các bạn phát âm tốt hơn nhưng quan trọng hơn là phát triển khả năng nghe một cách chủ động.
3. Không theo kịp tốc độ của người nói:
Sau khi đã xây dựng được vốn từ, đã học cách làm rõ các âm nghe được, có thể bạn vẫn không nghe được vì bạn nghe không đúng cách.
Như đã nói ở trên, khi nghe nếu bạn cố gắng nghe từng từ chẳng bao lâu bạn sẽ bị mệt vì quá tải, cho nên phương pháp tốt nhất vẫn là nghe theo key word (từ khóa), những từ quan trọng nhất trong câu. Trong khi nói, người nước ngoài sẽ có những chỗ lên giọng, những chỗ nói to hơn hoặc kéo dài hơn, đó chính là những từ họ cần nhấn mạnh. Vì vậy, key word có thể nghe dựa vào ngữ điệu và nhấn nhá của họ. Từ những key word đó, chúng ta sẽ đoán được nội dung của câu. Ngoài ra, mặc dù nghe key word nhưng nếu nghe quen, sau này bạn sẽ có thể nghe rõ tất cả từ còn lại dựa vào key word. Phương pháp nghe key word sẽ giúp bạn giảm tải được khối lượng cần phải nghe, giúp não luôn chủ động xử lý, tránh bị mệt mỏi mà vẫn nắm được ý nghĩa của bài listening.
Để luyện tập phương pháp key word, các bạn có thể tìm nguồn phát âm nhanh hơn một chút so với đề thi thật để tránh bị bỡ ngỡ. Đối với phần này, bạn nên xem phim sit-com là cách tốt nhất vì độ dài vừa phải, nội dung hài hước đỡ nhàm chán và không lo… hết phim. Bạn có thể xem 2 series phim khá nổi tiếng sau:
Friends: phim này thì hầu hết các bạn chắc cũng đã có biết đến. Series gồm 10 seasons, xoay quanh những vấn đề cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, công việc,… giữa 6 người bạn thân. Các nhân vật đều có cá tính riêng, câu thoại hài hước sẽ giúp các bạn tập nghe không bị nhàm chán.
How I met your mother: đây sẽ là sự lựa chọn thay thế hợp lý cho Friends. Series  nói về hành trình tìm kiếm người bạn đời của một chàng trai, bên cạnh anh là những người bạn vui vẻ và tốt bụng. Tương tự như Friends, phim cũng có những tình huống hài hước, vui nhộn, các nhân vật đều sống động và độc đáo. Nội dung phim nhẹ nhàng, ý nhị có lẽ sẽ hợp khẩu vị với các bạn hơn.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến các bạn luyện nghe TOEIC chưa được hiệu quả. Các bạn hãy tự phân tích xem mình thiếu yếu tố nào trong 3 yếu tố trên để có biện pháp phù hợp nhé. Việc luyện nghe như vậy sẽ giúp các bạn nâng cao khả năng nghe thuần túy, tuy nhiên nếu có phương pháp và chiến thuật làm bài hợp lý, điểm TOEIC của bạn sẽ còn cao hơn nhiều. 


25/1/16

Học từ vựng tiếng anh kết hợp hình ảnh giúp bạn nhớ lâu hơn

Standard
Học từ vựng tiếng anh kết hợp hình ảnh giúp bạn nhớ lâu hơn
Học từ vựng tiếng anh kết hợp hình ảnh giúp bạn nhớ lâu hơn: Việc kết hợp hình ảnh minh hoạ cho các từ vựng tiếng anh sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc ghi nhớ bằng tranh ảnh minh họa.

Học tiếng anh Online: 5 bí quyết học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Hãy đọc nhiều tài liệu, xem phim nước ngoài và giải đố tiếng Anh thật nhiều, bạn sẽ không bao giờ quên từ nữa.
tween-boy-and-girl-reading-studying_1427
Đọc nhiều tài liệu tiếng Anh giúp kho từ vựng của bạn thêm phong phú.
Chăm đọc tiếng Anh: Đọc nhiều không những có thể cải thiện kỹ năng đọc mà còn có thể giúp bạn xây dựng vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa từ mới. Bước đầu, bạn hãy đọc những tài liệu đơn giản như truyện tranh, truyện cười, sau đó hãy đọc những thứ phức tạp hơn như tin tức, văn học.
Học tiếng anh qua phim ảnh: Đối với phương pháp này bạn hãy chọn xem những phim có phụ đề tiếng Anh. Khi xem phim, hãy chú ý đến lời thoại bạn không hiểu nghĩa. Dừng phim và so sánh với phụ đề tiếng Việt (nếu có) hoặc tra từ điển. Nếu sau này bạn bắt gặp từ này ở đâu đó, bộ não sẽ khơi gợi lại tình huống đã gặp trong phim và bạn sẽ nhanh chóng nhớ ra nghĩa của từ.
Kết hợp với hình ảnh: Điều này sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc ghi nhớ bằng tranh ảnh minh họa.
tips-hoc-tieng-anh-1_1427275812.jpg
Từ đi kèm với hình minh họa sẽ giúp bạn cảm thấy thích thú khi học.
Luyện từ mới khi nói: Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong một chủ đề nào đó. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Chắc chắn bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.
Vừa chơi vừa luyện từ: Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những trò chơi ô chữ tiếng Anh trên mạng. Vừa giải trí vừa tiếp thu kiến thức sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn và nhớ từ lâu hơn.
cats_1427278363_1427278404.jpg
Trò chơi ô chữ giúp bạn nhớ từ vựng.

Cách học từ vựng dễ dàng bằng thơ vui

Từ vựng tiếng Anh tưởng chừng khô khan và khó nhớ, nhưng chỉ cần thêm chút vần điệu vào, những từ này sẽ nhanh chóng khắc sâu vào trí nhớ của bạn.
  • Short là thấp, tall là cao.
  • Long dài, short thấp, tall cao
  • Here đây, there đó which nào, where đâu
  • Sentence có nghĩa là câu
  • Lesson bài học, rainbow cầu vồng
  • Husband là đức ông chồng
  • Daddy cha bố, please don’t xin đừng
  • Darling tiếng gọi em cưng
  • Merry vui thích, cái sừng là horn
  • Rách rồi xài đỡ chữ torn
  • To sing là hát, a song một bài.
Tham khảo: Toeic Vocabulary

3 Bước để nói tiếng anh lưu loát như người bản ngữ

Standard
3 Bước để nói tiếng anh lưu loát như người bản ngữ

3 Bước để nói tiếng anh lưu loát như người bản ngữ

1/ Lắng nghe cách phát âm của người bản xứ

Không phải tự nhiên mà nghe lại là kỹ năng nằm trước nói trong chuỗi kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Sẽ có những từ trong tiếng Anh khiến bạn rất khó khăn trong việc phân biệt chúng khi nghe, ví dụ như slip – sleep, chin – shin… Nếu bạn có thể nghe được sự khác nhau giữa chúng thì bạn cũng có thể nói được sự khác nhau ấy. Bạn có thể học nghe bằng rất nhiều cách, luyện tập qua TV, phim ảnh, âm nhạc… là những cách điển hình nhất.

2/ Cảm nhận sự chuyển động của môi và miệng

Khi nói, chắc chắn miệng bạn sẽ cử động. Cảm nhận sự chuyển động của cơ miệng đồng nghĩa với chuyện cảm nhận được cách một từ được phát âm từ miệng bạn như thế nào. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát âm bởi tiếng Anh là một từ đa âm, dài ngắn khác nhau. Có những cách để bạn nhìn ra khẩu hình miệng, đó là:
  • Đứng trước gương. Đây là cách đơn giản để nhận ra miệng bạn đang thật sự “nói” gì.
  • Đặt một ngón tay lên trước môi (tượng tự động tác Suỵt) và đừng di chuyển ngón tay khi nói. Bằng cách này, bạn sẽ cảm nhận chuyển động của môi chạm vào ngón tay.
  • Ngoài ra, bạn còn có thể chú ý cách người khác nói, đặc biệt là những người phát âm tốt hoặc người bản xứ để bắt chước theo.

3/ Chú ý đến lưỡi trong quá trình nói

Thứ lớn nhất làm nên sự khác biệt giữa “rice” và “lice” chính là lưỡi của bạn. Đó là lý do vì sao khi dạy tiếng Anh căn bản, các giáo viên rất chú trọng đến cách sử dụng lưỡi. Có một số âm trong tiếng Anh sẽ gây khó khăn cho người học, ví dụ như l, r, th và các âm bật hơi. Bạn nên tìm hiểu rõ cách phát âm những từ này trước để tránh sai từ căn bản nhé!
Có một sự thật rằng những người rất giỏi từ vựng  ngữ pháp chưa chắc sẽ nói tốt tiếng Anh và ngược lại. Nói là một kỹ năng cần sự chú ý và luyện tập. Đây chỉ là những cách đầu tiên để bạn luyện nói như một người bản xứ mà không phải đau đầu với câu hỏi  học tiếng anh giao tiếp ở đâu cho hiệu quả.

10 Website học tiếng anh Online miễn phí bạn nên biết

10 Website học tiếng anh Online miễn phí bạn nên biết

Standard
10 Website học tiếng anh Online miễn phí bạn nên biết
10 Website học tiếng anh Online miễn phí bạn nên biết – đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài biết về những trang web học tiếng anh miễn phí trên mạng. Ở bài viết này, mình sẽ gửi đến bạn những địa chỉ giúp bạn tự rèn luyện kỹ năng đọc tiếng anh của mình, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong quá trình chinh phục kỹ năng ngoại ngữ của bạn để tiến tới việc giao tiếp tiếng anh tốt hơn.
1. http://www.mshoatoeic.com/: Đây là trang web giúp bạn luyện thi TOEIC rất tốt hiện nay. Trang web cung cấp cho bạn kiến thức sát với bài thi Toeic thực tế nhất. Ngoài ra trang web còn cung cấp các đề thi Toeic để các bạn có thể đánh giá trình độ của mình. Các đề thi Toeic đều có đáp án để các bạn tự chấm điểm và kiểm tra một cách linh động. Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài tập cũng như kinh nghiệm luyện thi Toeic hay được chia sẽ trên trang web này. Hãy trải nghiệm các bạn nhé!
2. http://www.turtlediary.com/kids-stories.html: Một website khác giành cho những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Vốn những câu chuyện trong đó giành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, dài ngắn khác nhau tùy trình độ; nhưng cũng như trên, mình thấy rất thích hợp cho các bạn đang muốn tìm thêm nguồn để luyện đọc, bắt đầu từ những bài đơn giản. Tất nhiên, khi càng đọc nhiều thì bạn càng nhận được nhiều, cả về kiến thức và kỹ năng. Site hình ảnh rất đẹp, các câu chuyện được chia nhỏ theo từng câu hoặc từng đoạn tùy theo cấp độ bạn chọn với âm thanh rất đẹp nữa. Hi vọng các bạn vừa được giải trí, vừa học có hiệu quả nhé!
3. http://www.english-online.at/: Website này được thiết kế đặc biệt giành cho những người học tiếng Anh. Các bài báo được lựa chọn cẩn thận và viết lại một lần nữa, vì thế chúng dễ hiểu hơn rất nhiều. Mỗi bài báo có một danh sách từ mới ở cuối bài. HIện tại có hàng trăm topic và các bài báo tin tức đặc biệt thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chắc chắc cá từ mới này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp bạn ghi nhớ chúng một cách dễ dàng hơn. Vừa luyện đọc, hóa Mỹ vừa tăngvốn từ vựng học thuật nữa đấy, thật lợi cả đôi đường, đúng không!
4. http://www.manythings.org/voa/stories/ Một website kể và đọc các truyện của Mỹ giành riêng cho những người học tiếng Anh. Bạn muốn hiểu thêm về văn hóa Mỹ, cách người Mỹ suy nghĩ. Các câu chuyện ngắn chỉ kéo dài tầm 10’ sẽ cho bạn thời gian thư thái hoàn toàn khi nghe để ngấm giọng điệu/ ngữ điệu Mỹ trong khi bài đọc góp phần thúc đẩy kỹ năng đọc lướt và đọc tìm kiếm thông tin của bạn một cách tự nhiên nhất mà bạn không ngờ đế. Chưa kể, đọc qua truyện cũng là cách để bạn có thể học những câu trúc hoặc cách dùng từ đầy ẩn ý của người Mỹ nữa đấy.
5. http://reading.ecb.org/student/index.html: Website này có thể giúp bạn luyện kỹ năng đọc bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tự web đã điều hướng và cung cấp cho bạn những chiến lược học cụ thể, ví dụ visualizing (hình ảnh hóa), summarizing (tóm tắt), inferring (tìm kiếm nghĩa thực), making connections (tìm liên giữa các đoạn văn), synthesizing (sắp xếp lại), prior knowledge (hiểu sâu), evaluating (đánh giá). Web giống như “hộp đen” mà bạn không thể biết hết những điều nó đang chứa đựng trừ khi bạn trực tiếp trải nghiệm nó!
6. http://www.englishclub.com/reading/index.htm Đã cùng tồn tại với người học tiếng Anh trong suốt 17 năm, Engish Club thực sự là một diễn đàn chia sẻ các kinh nghiệm cũng như tài liệu tiếng Anh rất có giá trị. Web chia làm nhiều chuyên mục khác nhau như các bài đọc được đề xuất (recommended reading); truyện ngắn (short story), hay những thành ngữ bạn có thể gặp trong cuộc sống. Dù giao diện không đẹp nhưng lượng kiến thức nó mang lại cũng không kém phần hữu dụng so với các web khác đâu nhé!
7. http://esl-bits.net/main2.htm: Web cung cấp 19 gói bài tập với nhiều dạng bài khác nhau sẽ kiểm tra mức độ đọc hiểu của bạn, cũng như giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi sắp tới. Hãy đọc kỹ hướng dẫn của web để có thể học một cách tố nhất bạn nhé.
8. http://www.mightybook.com/story_books.html “Tons of fun for everyone” là phương châm hoạt động của Mighty Book. Với phương châm ấy, Might Book đem lại cho đọc giải các thể loại sách, báo truyện phong phú, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Đặc biệt Might Book còn có các câu chuyện sách đọc rât thú vị, vui mắt. Khi nào mỏi mắt hãy mở một trang và nghe đọc nhé
9. http://pbskids.org/lions/: Hãy đọc kỹ hướng dẫn của web để có thể học một cách tốt nhất bạn nhé. Đây là một trang web giành cho các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Đây là nơi chia sẻ các câu chuyện thiếu nhi. Bởi vậy hình ảnh, âm thanh cũng như ngôn ngữ dùng trong web khá đơn giản nhưng bắt mắt. Rất thích hợp cho người mới bắt đầu.
10. http://www.bbc.co.uk/bitesize/ks2/english/reading/: Một nguồn cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời.