30/11/15

Một số cụm từ về hoạt động cơ thể người trong TOEIC

1. Knod your head -- Gật đầu
2. Shake your head -- Lắc đầu
3. Turn your head -- Quay đầu, ngoảnh mặt đi hướng khác.
4. Roll your eyes -- Đảo mắt
5. Blink your eyes -- Nháy mắt
6. Raise an eyebrow / Raise your eyebrows -- Nhướn mày
7. Blow nose -- Hỉ mũi
8. Stick out your tongue -- Lè lưỡi
10. Clear your throat -- Hắng giọng, tằng hắng
11. Shrug your shoulders -- Nhướn vai
12. Cross your legs -- Khoanh chân, bắt chéo chân (khi ngồi.)
13. Cross your arms -- Khoanh tay.
14. Keep your fingers crossed -- bắt chéo 2 ngón trỏ và ngón giữa
(biểu tượng may mắn, cầu may.)
15. give the finger -- giơ ngón giữa lên (F*** you)
16. Give the thumbs up/down -- giơ ngón cái lên/xuống (khen good/ bad)

Tham khảo thêm:

Từ Vựng: Tên các loại thức uống phổ biến

*fruit juice: /fru:t ʤu:s/ nước trái cây
- orange juice: /'ɔrinʤ/ nước cam
- pineapple juice: /ˈpaɪnˌæp.l̩/ nước dứa
- tomato juice: /tə'mɑ:tou/ nước cà chua
*smoothie: /ˈsmuː.ði/ sinh tố.
- avocado smoothie:/,ævou'kɑ:dou/ sinh tố bơ
- strawberry smoothie: /'strɔ:bəri/ sinh tố dâu tây
- tomato smoothie: sinh tố cà chua
- Sapodilla smoothie: /,sæpou'dilə/ sinh tố sapoche
- lemonade: /,lemə'neid/nước chanh
- cola / coke: /ˈkəʊ.lə/ coca cola
*squash: /skwɔʃ/ nước ép
- orange squash: nước cam ép
- lime cordial: /laim/ /'kɔ:djəl/ rượu chanh
- iced tea: trà đá
- milkshake: /'milk'ʃeik/ sữa khuấy bọt
*water: /'wɔ:tə/ nước
- still water: nước không ga
- sparkling water: /'spɑ:kliɳ/nước có ga (soda)
- mineral water: /'minərəl/ nước khoáng
- tap water: nước vòi
- tea: chè
- coffee: cà phê
- cocoa:/'koukou/ ca cao
- hot chocolate: sô cô la nóng

Tham khảo thêm:

Một số cách nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh

1. Trước hết là giới thiệu về bản thân, chẳng hạn:
This is Ken, hoặc Ken speaking.
Tôi là Ken hoặc Ken đây
2. Hỏi xem ai đang cầm máy:
- Excuse me, who is this?
Xin lỗi, ai đấy ạ?
- Can I ask who is calling, please?
Tôi có thể hỏi ai đang gọi đến đó ạ?
- Is Jack in?
Đây là một thành ngữ mang tính chất suồng sã có nghĩa là: Có phải Jack đang ở đó không?
3. Đề nghị được nói chuyện với ai đó:
- Can I have extension 321?
Làm ơn cho tôi nhánh số 321)
- Could/Can/May I speak to ….?
Tôi có thể nói chuyện với ….
4. Đề nghị ai đó giữ máy để chuyển máy cho người khác::
- I will put you through….
Tôi sẽ nối máy cho ….
- Can you hold the line? / Can you hold on a moment?
Bạn có thể cầm máy một lúc được không?
5. Nếu ai đó không có ở đó thì bạn sẽ trả lời khách như thế nào. Sau đây là một vài ví dụ:
- I am afraid Mr. A is not available at the moment.
Tôi rất tiếc rằng ông A không có ở đây.
- The line is busy right now.
Đường dây đang bận
- Mr Jack is not in. Mr Jack is out at the moment.
Ông Jack không có ở đây. Ông Jack vừa đi ra ngoài.
6. Nếu bạn muốn đề nghị họ để lại lời nhắn thì bạn có thể dùng một trong các cách sau:
- Could/ Can/ May I take a message?
Bạn có gì nhắn lại không?
- Could/ Can/ May I tell him who is calling?
Tôi có thể nhắn lại với ông ấy rằng ai gọi đến chứ?
- Would you like to leave a message?
Bạn có muốn để lại lời nhắn không?

Tham khảo thêm:

Hoc TOEIC: People description

1. Tranh 1 người
- Holding in a hand (cầm trên tay)
- Opening the bottle’s cap (mở nắp chai)
- Pouring something into a cup (rót gì đó vào một chiếc cốc)
- Looking at the mornitor (nhìn vào màn hình)
- Examining something (kiểm tra thứ gì)
- Reaching for the item (với tới vật gì)
- Carrying the chairs ( mang/vác những cái ghế)
- Climbing the ladder (trèo thang)
- Speaking into the microphone (nói vào ống nghe)
- Conducting a phone conversation (Đang có một cuộc nói chuyện trên điện thoại)
- Working at the computer (làm việc với máy tính)
- Cleaning the street (quét dọn đường phố)
- Standing beneath the tree ( đứng dưới bóng cây)
- Crossing the street (băng qua đường)
2. Tranh nhiều người.
- Shaking hands (bắt tay)
- Chatting with each other (nói chuyện với nhau)
- Facing each other ( đối diện với nhau)
- Sharing the office space ( cùng ở trong một văn phòng)
- Attending a meeting ( tham gia một cuộc họp)
- Interviewing a person ( phỏng vấn một người)
- Addressing the audience (nói chuyện với thính giả)
- Handing some paper to another ( đưa vài tờ giấy cho người khác)
- Giving the directions ( chỉ dẫn)
- Standing in line ( xếp hàng)
- Sitting across from each other ( ngồi chéo nhau)
- Looking at the same object ( nhìn vào cùng một vật)
- Taking the food order ( gọi món ăn)
- Passing each other ( vượt qua ai đó)
- Examining the patient ( kiếm tra bệnh nhân)
- Being gather together ( tập trung với nhau)
- Having a conversation ( Có một cuộc nói chuyện)


Tham khảo thêm:

28/11/15

MỘT SỐ DẠNG RÚT GỌN TRONG TOEIC


MỘT SỐ DẠNG RÚT GỌN TRONG TOEIC


gonna = going to (do something)
wanna = want to
I'm gonna go shopping now. You wanna come with me? 
gotta = got to (or have got) = have to
"I’ve gotta go now! See you later!
ain't = isn't / haven't / hasn't
We tried but she ain’t happy with our offer.
ya = you
Do ya know what I mean?
lemme = let me
Lemme see help you with this luggage. That looks heavy!
dunno = don't / doesn't know
I dunno what you’re talking about.


Tham khảo thêm:

HỌC TOIEC HIỆU QUẢ

HỌC TOIEC HIỆU QUẢ



CỤM TỪ "NGHE LÀ THÈM" TRONG TOEIC

1. Piece of cake = something easy
Nghĩa ẩn dụ: dễ dàng, dễ ợt
- That Math test was a piece of cake. (Bài kiểm tra toán ấy dễ ợt)
2. To go bananas = to become crazy
Nghĩa ẩn dụ: điên cuồng
- He went bananas. (Anh ta điên rồi)
3. Bring home the bacon = to earn money
Nghĩa ẩn dụ: là người trụ cột cho gia đình, kiếm cơm cho gia đình
- My husband brings home the bacon. (Chồng tôi là người trụ cột cho gia đình)
4. Have bigger fish to fry = have more important things to do
Nghĩa: có con cá lớn hơn cần rán - có việc quan trọng hơn để làm
- I couldn't attend the meeting, I had bigger fish to fry. (Tôi không tham gia buổi meeting được. Tôi còn có việc quan trọng hơn cần làm)
5. That’s the way the cookie crumbles = that's how it is
Nghĩa đen: đó là cách cái bánh vỡ vụn ra
Nghĩa ẩn dụ: đấy là cách của nó phải thế
6. Like two peanuts in a pod = nearly identical, very simmilar
Nghĩa đen: như hai hạt của một quả đậu
Nghĩa ẩn dụ: giống nhau, tương tự nhau
- They're like teao peas in a pod. (Chúng nó giống đúc nhau)
7. As red as cherry = very red
Nghĩa: đỏ như quả cherry - rất đỏ


Tham khảo thêm:

TỪ VỰNG TOEIC: Chủ đề Siêu Thị

Từ vựng TOEIC: Chủ đề Siêu Thị


frozen foods --/ˈfrəʊ.zənfuːds/-- - thức ăn đông lạnh
baked goods --/beɪkgʊdz/--: đồ khô (bánh ngọt, bánh...)
dairy products --/ˈdeə.ri ˈprɒd.ʌkts/--: các sản phẩm từ sữa
canned goods --/kændgʊdz/ --: đồ đóng hộp
snacks --/snæks/ -- đồ ăn vặt
beverages --/ˈbev.ər.ɪdʒ/ --: đồ uống
groceries -/ˈgrəʊ.sər.iːz/--; tạp phẩm
household items --/ˈhaʊs.həʊld ˈaɪ.təms/ -- đồ gia dụng
deli counter --/ˈdel.i ˈkaʊn.təʳ/--- quầy bán thức ăn ngon
receipt --/rɪˈsiːt/--: hóa đơn
freezer --/ˈfriː.zəʳ/--: máy ướp lạnh
cash register --/kæʃ ˈredʒ.ɪ.stəʳ/--: máy tính tiền
cashier --/kæʃˈɪəʳ/ --: thu ngân;           shopping cart --/ˈʃɒp.ɪŋkɑːt/ --- xe đẩy
conveyor belt --/kənˈveɪ.əˌbelt/--: băng tải
shelf --/ʃelf/ --: kệ để hàng
scale --/skeɪl/ -- cân đĩa
bin /bɪn/ -- thùng chứa
shopping basket --/ˈʃɒp.ɪŋ ˈbɑː.skɪt/--: giỏ mua hàng
checkout counter --/ˈtʃek.aʊt ˈkaʊn.təʳ/-- quầy thu tiền

aisle --/aɪl/-- - lối đi

Tham khảo thêm:

Học TOEIC mỗi ngày

TOEIC: Phân biệt cách dùng ON TIME và IN TIME

- ON TIME: Đúng giờ, khi nói ra người nói phải biết chính xác thời gian cụ thể cố định.
- IN TIME: Kịp giờ (để làm việc gì khác). Khi nói ra người nói có ý định muốn thực hiện việc gì khác sau khi kịp giờ. Ví dụ: kịp giờ ăn trưa, kịp giờ xem tivi... Thời gian không hoàn toàn xác định khi dùng IN TIME.

Tham khảo thêm:

BÍ KÍP TỰ HỌC LUYỆN THI TOEIC TẠI NHÀ HIỆU QUẢ


Có thể bạn không biết một sự thật rằng, sau khi bạn ra trường và đã có công việc ổn định, bạn mới biết đến khái niệm bài thi TOEIC. Tuy nhiên, bạn bắt buộc phải có chứng chỉ TOEIC để nhận được một công việc tốt hơn, hoặc được thăng tiến trong công việc. Nhưng bạn lại nhận ra vấn đề lớn hơn là, bạn đi làm, bạn có thể tham gia các lớp học ôn thi buổi tối tại trung tâm, nhưng 2 tiếng trên lớp hoàn toàn không đủ để luyện thi TOEIC nếu bạn muốn đạt điểm cao. Bạn cần luyện tập tại nhà thêm nữa. Hiểu được điều này, Multi Language muốn chia sẻ với các bạn một số bí kíp tự học luyện thi TOEIC tại nhà hiệu quả.

Bí kíp tự luyện TOEIC tại nhà hiệu quả
1 Listening – Phần nghe hiểu:
Như đã biết, phần thi nghe thực tê chiếm 45’, vậy bạn có thể thực tập luyện đề căn đúng 45’ nhé. Không nên căng thẳng lúc bắt đầu nghe, tập trung vào nghe các thông tin chính. Bạn sẽ làm phần này liên tục trong vòng 45 phút và cố gắng nghe liền một mạch mà không chạy lại băng..
Kinh nghiệm cho phần này là bạn phải tập trung toàn bộ năng lượng vào nghe và đừng căng thẳng quá. Vì độ khó của bài tăng dần, càng về cuối đoạn hội thoại càng dài, nói càng nhanh và nhiều thông tin hơn. Hãy để tinh thần bản thoải mái nhất khi luyện nghe vì nếu căng thẳng thì 45p nghe sẽ là một cực hình với bạn.
Phần 1 chỉ cần bạn có vốn từ khá một chút là có thể làm tốt phần này vì không cần nghe cả câu bạn vẫn có thể đoán được câu trả lời đúng.
Phần 2 mẹo cho bạn là bạn nên tập trung nghe từ để hỏi để làm phương án loại trừ. Tuy nhiên đó chỉ là phần lớn chứ không phải tất cả.
Phần 3 và 4 sẽ khó hơn vì bạn phải trả lời nhiều câu trong cùng 1 đoạn băng. Phương án tốt nhất là xem thật nhanh câu hỏi sau đó tập trung nghe. Bạn có thể nháp và ghi chú thẳng vào đề thi.
Nghe là phần thi mệt nhất khi luyện thi TOEIC vì bạn phải nghe liên tục, nếu bạn không nghe kịp cũng không có thời gian để suy nghĩ vì băng đọc liên tục và thời gian dừng lại giữa từng câu khá ngắn. Hãy nhớ phải ghi luôn đáp án ra tờ answer sheet vì bạn sẽ không được ghi vào tờ đề nhé.
2 Reading – Phần đọc hiểu:
Phần 5 và 6: Thường có câu hỏi về từ vựng và về ngữ pháp. Câu ngữ pháp thì xoay quanh các vấn đề quen thuộc như: điền giới từ, liên từ, từ loại, đảo… Khi ôn bạn nên so sánh các đề thi bạn sẽ nắm được các câu đặc trưng. Về từ vựng mà bạn không biết nghĩ thì nên đoán nhanh tránh lãng phí thời gian. Thời gian cho phần này chỉ nên trong khoảng 15-20 phút để dành thời gian cho phần tiếp theo.
Phần 7: Mục tiêu của bài thi là làm đúng chứ không phải cần bạn hiểu cặn kẽ. Đa số câu hỏi của bài thi yêu cầu khả năng xác định và chọn thông tin cần thiết, khi đó bạn chỉ cần xác định thông tin câu hỏi yêu cầu và lướt nhanh để chọn đáp án và chuyển sang câu khác.
Đôi khi bài thi yêu cầu bạn cần tổng hợp thông tin và suy luận một chút để tìm ra đáp án. Do đó, khi tự luyện thi TOEIC ở nhà cần luyện tập khả năng nắm bắt đầy đủ thông tin của bài đọc. Khi đọc hiểu cần tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu với nhau khi đó thì dần dần kỹ năng đọc sẽ được cải thiện và tốc độ sẽ nhanh hơn. Bạn nên tóm tắt hoặc gạch đầu dòng các thông tin của bài sau khi đọc xong. Việc nắm chắc từ và cấu trúc trong bài đọc là một điều cần thiết. Việc học từ trong bài sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn.
Thường thì bạn sẽ hoàn thành phần đọc trước khi hết giờ hãy kiểm tra lại toàn bộ bài làm của mình. Hãy nhớ những kinh nghiệm này bạn nhé, tuy nhỏ nhưng nếu bạn áp dụng đúng nó sẽ góp phần không nhỏ nâng tổng số điểm của bạn lên. Chúc bạn đạt được một số điểm thật cao nhé!


LÝ DO KHIẾN BẠN KHÔNG ĐẠT ĐIỂM CAO KHI LUYỆN THI TOEIC


Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bản thân đã đầu tư thời gian và công sức luyện thi TOEIC nhưng vẫn không đạt điểm cao như mục tiêu đặt ra? Hãy tham khảo để có thể rút kinh nghiệm cho bản thân trước khi quyết định tham gia bài thi TOEIC chính thức các bạn nhé.

Lý do khiến bạn không đạt điểm cao khi luyện thi TOEIC
1. Lý do thứ nhất
Đó là kiến thức và khả năng tiếng Anh của họ không đủ để đạt mức điểm mà họ mong muốn. Nhiều người tham gia các khóa học luyện thi TOEIC để nâng cao điểm thi, nhưng họ không nhận ra rằng tiếng Anh của họ vẫn chưa đủ tốt, và rằng việc luyện thi không phải là việc học tiếng Anh thực sự.
Thông qua việc tự luyện thi TOEIC, một thí sinh có thể tăng điểm số họ mong muốn bằng cách trở nên quen thuộc với bài thi TOEIC, bằng cách lập chiến lược cho việc học tập, nâng cao khả năng chính xác, độ nhanh nhạy khi trả lời các câu hỏi. Thực tế, việc luyện thi TOEIC có thể làm tăng điểm của người học lên tới 20 – 50% trong bài thi thật, tất nhiên điều này còn tùy thuộc vào từng người học.
2. Lý do thứ hai
Lý do thứ 2 đó chính là việc thí sinh mất quá nhiều thời gian trả lời các câu hỏi đầu tiên của phần đọc. Bình thường các học viên có xu hướng trả lời các câu hỏi một cách cẩn thận và chính xác do đó họ rất chăm chú, xem xét kỹ lưỡng vào những câu hỏi phần Incomplete sentence (Part 5) và Text completion (Part 6) mặc dù họ có thể biết câu trả lời ngay lập tức. Nhưng họ không để ý thực tế là trong phần đọc họ phải trả lời 100 câu hỏi trong 75 phút. Điều này có nghĩa là mỗi câu mất khoảng 45s. Do đó họ gặp vấn đề ở phần Single and Double Passages (Part 7) bởi trong phần này họ cần rất nhiều thời gian để đọc các thông tin liên quan.
Có thể bạn sẽ hỏi làm thế nào để tránh không kịp giờ. Câu trả lời rất đơn giản, trong những câu hỏi phần Part 5 và Part 6, cố gắng trả lời câu hỏi dưới 45s. Khi đó bạn có thể tiết kiệm kha khá thời gian cho các câu hỏi đọc hiểu dài hơn. Chiến lược này cực kỳ hữu ích để có thể trả lời tất cả các câu hỏi phần đọc.
Trên đây là một số chia sẻ với hi vọng giúp các bạn on thi TOEIC hiệu quả hơn và đạt được số điểm như kỳ vọng của các bạn. Chúc các bạn thành công!


CHUẨN BỊ CHO KỲ THI TOEIC HOÀN HẢO NHẤT


Chắc hẳn, bất kỳ thí sinh nào trước khi tham gia bài test TOEIC đều nhận biết rằng, việc chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC là một quá trình dài và cần phải được thực hiện một cách khoa học, có hệ thống và phù hợp với mục tiêu và năng lực của mỗi người.
Hiện nay, khi đăng ký thi chứng chỉ TOEIC, không ít các bạn học sinh – sinh viên có chung một thắc mắc rằng: tại sao kiến thức trong bài thi TOEIC tuy tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được điểm cao thì lại vô cùng khó khăn? Liệu các bạn đã từng nghĩ rằng bạn không đạt được kết quả tốt là do các bạn chưa chuẩn bị tốt trước khi thi? Vậy vấn đề thực chất ở đây là gì? Hãy cùng Multi Language phân tích và tìm ra nguyên nhân cũng như cách giải quyết tốt nhất nhé.

Chuẩn bị cho bài thi TOEIC hoàn hảo nhất
Thực tế cho thấy, câu trả lời nằm trong kế hoạch chuẩn bị của bạn trước khi đối mặt với 2 tiếng quyết định trong phòng thi. Sự chuẩn bị này là một quá trình dài và cần phải được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống, phù hợp với mục tiêu và năng lực của mỗi người.
Việc đầu tiên bạn phải xác định, đó chính là mục tiêu, mục tiêu càng cụ thể và càng phù hợp với năng lực thì khả năng thành công càng cao. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp việc tự học ở nhà và tham gia các khóa học luyện thi TOEIC. Việc tự học đôi khi sẽ rất khó khăn và kém hiệu quả khi bạn không biết mình nên học những gì và bắt đầu từ đâu. Vì vậy, việc tích lũy các phương pháp học thông minh cho bài thi TOEIC là cực kỳ cần thiết. Để chuẩn bị tốt nhất cho phần thi đọc TOEIC, bạn phải trang bị một vốn ngữ pháp và từ vựng tốt. Một vốn từ vựng vững chắc sẽ là hành trang không thể quý giá hơn. Tuy vậy, có một lỗi mà phần lớn các bạn đều mắc phải, đó là tập trung nhồi nhét rất nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn trước kỳ thi. Điều này hoàn toàn phản khoa học, nó không chỉ khiến cho kiến thức của bạn lộn xộn và không rõ ràng mà còn làm cho bạn bị quá tải và áp lực. Hãy  học từ mới theo từng chủ đề, tìm hiểu về các loại từ vựng xuất hiện trong các thông báo về doanh nghiệp, các quảng cáo, các tin tức thời sự, các thư tín, email, fax…Cách học này vừa giúp bạn dễ nhớ, vừa giúp bạn dễ dàng sử dụng từ vựng, lại không gây nhàm chán trong quá trình học. Bên cạnh đó, hãy cố gắng làm thật nhiều bài tập đọc hiểu của TOEIC. Sau khi làm xong nên dịch lại toàn bộ để tăng kiến thức và vốn từ vựng. Lượng ngữ pháp trong bài thi TOEIC chỉ chiếm 10 – 15%, tuy nhiên, bạn phải hiểu bản chất và học theo hướng ứng dụng cao vào những tình huống giao tiếp thường ngày mới đạt được điểm cao trong phần này.
Đối với phần nghe TOEIC, các bạn cần phải nhớ một điều rằng: Nghe tiếng Anh càng nhiều  chưa hẳn đã tốt. Vấn đề không phải là nghe bao nhiêu, mà là nghe cái gì và nghe như thế nào.
Khi nghe, các bạn không nhất thiết phải nghe được tất cả các từ mà cần tập trung hiểu đúng nội dung và tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Ai đang nói? Họ đang nói về chuyện gì? Ở đâu?…Đặt ra và trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe một cách tự nhiên thông qua ngữ cảnh. Hãy luyện nghe hằng ngày với loa tốt, không nghe tai nghe vì khi thi thật bạn phải nghe loa ngoài, để loa cách xa người , âm thanh vừa phải.
Để có thể chủ động và kiểm soát tốt tốc độ của bài nghe, bạn tuyệt đối không được tua lại băng. Ngoài ra, hãy tập thói quen xem ti vi, nghe đài, đọc báo và tạp chí bằng tiếng Anh thường xuyên trong thời gian rảnh rỗi. Đó là một trong những cách tốt nhất để tiếng Anh đi vào tâm trí bạn một cách dễ dàng và tự nhiên.
Sự chuẩn bị vào tuần cuối cùng trước khi thi cũng góp phần quan trọng giúp bạn có được tâm lý thi tốt nhất. Trong thời gian này, đừng cố gắng học thêm nhiều kiến thức mới mà hãy dành toàn bộ thời gian để ôn tập lại những kiến thức mà bạn đã học.
Đây là thời gian nước rút nên vấn đề về sức khỏe là hết sức quan trọng, cố gắng ăn uống đầy đủ chất, kết hợp hợp lý giữa học tập và thư giãn để có tinh thần thoải mái nhất trước khi thi. Trong phòng thi, hãy thở sâu và luôn giữ tinh thần lạc quan, bình tĩnh, chủ động. Chắc chắn với sự chuẩn bị hoàn hảo, tâm lý vững vàng cùng lượng kiến thức chuyên sâu, bạn sẽ đạt được điểm TOEIC mục tiêu.
 Chúc các bạn thành công!


26/11/15

Instead and instead of

Instead and instead of

dong-tu-trong-tieng-anh
Instead (adv): /ɪnˈsted / or instead of

1. Instead 
có nghĩa: thay thế cho.
I have no coffee, would you like tea instead ?
(Tôi không có cà phê, bạn vui lòng dùng trà nhé ? ).

Instead trong vai trò làm trạng từ thường hay đứng ở đầu hay cuối mệnh đề.
2. Instead of cũng có nghĩa: thay thế cho, lẽ ra.
I’ll have coffee instead of tea.
(Tôi sẽ dùng cà phê thay vì trà).

Ta không dùng nguyên mẫu theo sau instead of , ta không nói một người nào đó làm một việc gì ” instead to do ” một việc khác, mà sử dụng hình thức ” -ing ” .

He stayed at home all day instead of going to work.
(Anh ta ở nhà cả ngày thay vì đi làm).

Chi Tiết Quy Tắc Nối Âm Trong Tiếng Anh

Chi Tiết Quy Tắc Nối Âm Trong Tiếng Anh

diendanbaclieu-106981-hoctienganh
Quy tắc nối âm khi học tiếng anh giao tiếp và ngữ pháp tiếng anh: Khi chữ trước kết thúc bằng phụ âm có cách phát âm giống hoặc tương tự phụ âm bắt đầu chữ sau, ta chỉ đọc phụ âm bắt đầu chữ sau thôi.
Sự nối âm (liaison) là một trong 3 thành phần (phát âm, ngữ điệu và nối âm) chính của Giọng Bản Xứ Mỹ (American Accent). Hẳn các bạn đã hiểu qua về Phát âm và Ngữ điệu trong tiếng Anh. Hôm nay, chúng tôi giới thiệu các bạn một cách khái quát về NỐI ÂM trong nói tiếng Anh. Hiểu được những nguyên tắc về NỐI ÂM giúp chúng ta nghe người bản xứ nói dễ dàng hơn, đặc biệt là khi nói nhanh.
Sau đây là một số quy tắc nối âm khi học tiếng anh:
Chú ý: khi chúng ta nói đến phụ âm hay nguyên âm trong cách đọc có nghĩa là chúng ta đang nói đến phiên âm của chúng. Ví dụ: chữ “hour” mặc dù trong chữ viết bắt đầu bằng phụ âm “h”, nhưng trong phiên âm lại bắt đầu bằng nguyên âm “a” (aʊər ).
1. Quy tắc phụ âm đứng trước nguyên âm:
Phụ âm đứng trước nguyên âm: Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ “mark up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/).Tuy nhiên, điều này không phải dễ, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm, ví dụ: “leave (it)” đọc là /li:v vit/; “Middle (East)”, /midlli:st/,… Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts), /em mei/…
Lưu ý: khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ “laugh at someone”, bạn phải chuyển âm /f/ thành/v/ và đọc là /la:v væt/.
– Khi chữ trước kết thúc bằng một phụ âm, chữ sau bắt đầu bằng một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm.
  • Ví dụcheck-in bạn đọc liền thành [‘t∫ek’in], fill-up đọc liền thành [‘filʌp]chứ không tách rời hai từ.
– Các từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm.
  • Ví dụ: make-up đọc là [‘meikʌp], come-on đọc là [‘kʌm,ɔn]
– Đối với những cụm từ viết tắt.
  • Ví dụ: “MA”(Master of Arts) đọc là /em mei/
Tuy nhiên, khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng.
  • Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ như “laugh at someone”,bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.
Mời các bạn luyện tập quy tắc nối âm khi phụ âm đứng trước nguyên âm trong các ví dụ sau:
Words: liaison
wall-eye: [‘wɔ:l’ai]
pull-off: [‘pulɔf]
hold on: [hould ɔn]
full-automatic: [‘fulɔ:tə’mætik]
catch-all: [‘kæt∫ɔ:l]
break-up: [‘breikʌp]
2. Quy phụ nguyên âm đứng trước nguyên âm:
Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:
– Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ “O&rdquo, ví dụ:“OU”, “U”, “AU”,… bạn cần thêm phụ âm“W” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc là /du: wit/.
– Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên) ví dụ: “E”, “I”, “EI”,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/. Bạn thử áp dụng 2 quy tắc này để phát âm: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,…học tiếng anh giao tiếp
Khi chữ trước kết thúc bằng một nguyên âm, chữ sau bắt đầu bằng một nguyên âm thì hay nguyên âm này đượcnối với nhau bởi (w/w/) hoặc (y /j/). Cụ thể như sau:
– Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ “O”, ví dụ: “OU”, “U”, “AU”,… bạn cần thêm phụ âm “W” vào giữa. Ví dụ “USA” sẽ được đọc là /ju wes sei/.
* Mời các bạn tham khảo bảng ví dụ sau:
too often Đọc là tooWoften
who is Đọc là whoWis
so I Đọc là soWI
do all Đọc là doWall
– Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên), ví dụ: “E”, “I”, “EI”,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ: VOA (Voice of America) /vi you wei/.
* Tương tự ta có các ví dụ:
Kay is Đọc là KayYis
the end Đọc là theYend
she asked Đọc là sheYasked
3. Qui tắc phụ âm đứng trước phụ âm:
Phụ âm đứng trước phụ âm: Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ “want to” (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/. Khi chữ trước kết thúc bằng phụ âm có cách phát âm giống hoặc tương tự phụ âm bắt đầu chữ sau, ta chỉ đọc phụ âm bắt đầu chữ sau thôi.
  • “want to” (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/*.
  • “got to” hay gotta, đọc là /ˈgɑː.t ̬ə/
4. Các trường hợp đặc biệt:
– Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/:
  • Ví dụ:
    • not yet [‘not chet]
    • mixture [‘mikst∫ə]
– Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/:
  • Ví dụ: education [,edju:’kei∫n]
– Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/:
  • Ví dụ:
    • tomato /tou’meidou/
    • I go to cinema /ai gou də sinimə/.
– “Him, her, them” không chỉ có một cách đọc thông thường như người học tiếng Anh thường sử dụng, mỗi từ đều có hai cách đọc khác nhau:
  • Có phụ âm đầu (khi phía trước là một nguyên âm)
  • Không có phụ âm đầu (khi phía trước là một phụ âm – và trong trường hợp này, ta có thể nối)
  • Ví dụ:
    • take him = ta + k + (h) im = ta + kim
    • gave her = gay + v + (h) er = gay + ver

Cụm từ ngữ pháp hay gặp khi thi Toeic

Cụm từ ngữ pháp hay gặp khi thi Toeic

toeic2
1. Prior to (=before)
Ví dụ: Ở phần 4 đề thi TOEIC, tình huống thông báo ở sân bay/ ga tàu rất hay có câu “ Please arrive at the airport 2 hours prior to your flight departure” (Hãy đến sân bay sớm 2 tiếng trước giờ khởi hành!)
2. In favour/favor of (tán thành, ủng hộ)
Ví dụ: The majority was in favor of the new proposal.
3. In charge of (chịu trách nhiệm)
Ví dụ: Mr. Phillip Vargas is in charge of the Sales Department.
4. On account of (=because of)
Ví dụ: The game was delayed on account of the rain.
5. By means of (bằng cách)
Ví dụ: She tried to explain by means of sign language.
6. Be at stake (be in danger- gặp nguy hiểm)
Ví dụ: Thousands of people will be at stake if emergency aid does not arrive soon.
7. Be concerned about (lo lắng về vấn đề gì)
Ví dụ: I’m a bit concerned about the limited time for this project.
8. Take something into consideration (quan tâm, chú trọng đến cái gì)
Ví dụ: When choosing a supplier, we should take price into consideration.
9. Demand for (nhu cầu cho sản phẩm gì)
Ví dụ: There’s no demand for that product nowadays.
10. Take advantage of something (tận dụng/lợi dụng cái gì)
Ví dụ: You shouldn’t take advantage of his generosity.
Tham khảo thêm:

10 trạng từ thường xuyên gặp trong reading TOEIC

10 trạng từ thường xuyên gặp trong reading TOEIC

Có nhiều trạng từ quen thuộc,các bạn hãy cùng học nhé – 10 trạng từ thường xuyên gặp trong reading TOEIC
1) finally: cuối cùng
final (a) thuộc về cuối cùng
a new advertisement was finally released : mẫu quảng cáo mới cuối cùng đc phát hành
2) currently: hiện tại (= presently)
current(a) thuộc hiện tại
be currently under contruction : hiện đang được xây dựng
3) directly: 1 cách trực tiếp
direct (v) chỉ đường,hướng dẫn (a) thẳng,trực tiếp
report directly to the director: báo cáo trực tiếp với giám đốc
4) promptly: ngay lập tức,đúng chính xác
prompt (a) mau lẹ, nhanh chóng
leave promptly at 7: khởi hành đúng lúc 7h
5) completely: 1 cách hoàn toàn
complete (v) hoàn thành
(a) đầy đủ
completion (n) sự hoàn thành
a completely indepentdent agency : đại lí hoàn toàn độc lập
courses
6) highly: cao độ,cực kỳ
high(a) cao
Financial incentives are highly recommended :cần tiến hành các biện pháp khuyến khích về mặt tài chính
7) efficiently: 1 cách hiệu quả
efficient : có năng lực,hiệu quả
efficency : tính hiệu quả
run the department efficiently: điều hành bộ phận 1 cách hiệu quả
8) relatively: 1 cách tương đối
relative (a)tương đối
9) collaboratively: hợp tác với nhau
collaborate (v) cộng tác
collaborative (a) cộng tác
10) significantly: rất nhiều,đáng kể. ( = considerably, substantially)
significant (a) có ý nghĩa quan trọng
be reduced signigicantly : bị cắt giảm đáng kể
Tham khảo thêm:

Cách sử dụng “SHOULD”,“OUGHT TO”,“HAD BETTER” VÀ“BE SUPPOSED TO”

Cách sử dụng “SHOULD”,“OUGHT TO”,“HAD BETTER” VÀ“BE SUPPOSED TO”

1. HÃY XEM NHỮNG VÍ DỤ SAU
Maybe you should ask for a lighter, Peter.
(Có lẽ anh nên xin cái bật lửa đi Peter.)
You ought to quit smoking. (Bạn nên bỏ hút thuốc.)
I’d better read the instructions again. (Tôi nên đọc lại hướng dẫn.)
We’re supposed to check out of the hotel by 11 o’clock. (Chúng ta phải trả phòng khách sạn trước 11 giờ.)
2. “SHOULD” (NÊN) VÀ “OUGHT TO” (NÊN)
Chúng ta sử dụng “should” và “ought to” để nói lên điều gì là tốt nhất hay chuyện gì đúng nên làm. Giữa chúng không có sự khác biệt về nghĩa.
You have got a toothache. Perhaps you should see a dentist.
(Anh bi đau răng. Có lẽ anh nên đi khám nha sĩ.)
Your aunt was very kind to me. I ought to write her a letter of thanks.
(Cô của bạn rất tốt với tôi. Tôi nên viết thư cảm ơn cô ấy.)
People shouldn’t break/oughtn’t to break their promises.
Chúng ta cũng có thể sử dụng “should” và “ought to” ở dạng câu hỏi để xin lời khuyên.
Where should I hang this painting, do you think?
It’s a serious problem. How ought we to deal with it?
Sau “should” hoặc “ought to”, chúng ta có thể sử dụng dạng tiếp diễn (be + Ving).
It’s half past five already. I should be cooking the dinner.
Why are you sitting here doing nothing? You ought to be working.
3. HAD BETTER (NÊN)
Chúng ta sử dụng “had better” để cho biết việc gì tốt nhất nên làm trong một tình huống nào đó.
It’s cold. The children had better wear their sweaters. (Trời lạnh. Lũ trẻ nên mặc áo len dài tay)
The neighbors are complaining. We’d better turn the radio down.
My husband is waiting for me. I’d better not be late.
Chúng ta cũng có thể sử dụng “should” hoặc “ought to” trong những ví dụ trên, mặc dù “had better” mang nghĩa mạnh hơn. Người nói xem hành động này là cần thiết và mong rằng nó sẽ xảy ra.
4. BE SUPPOSED TO (Phải, lẽ ra phải)
Chúng ta sử dụng “be supposed to” khi chúng ta đang nói về cách làm những việc gì đó theo lẽ thường hoặc đúng đắn.
The guests are supposed to buy flowers for the hostess.
(Khách phải mua hoa cho nữ chủ nhân.)
Look at these cars. This area is supposed to be kept clear of traffic.
The bus driver needs to concentrate. You’re not supposed to talk to him.
How am I supposed to cook this? – It tells you on the packet.
Chúng ta có thể sử dụng “was/were supposed to” cho thì quá khứ.
It’s eleven o’clock. You were supposed to be here at ten thirty, you know.
Ví dụ cho dễ hiểu :
Giả dụ bạn có hẹn với 2 người ( người 1 và người 2 ) vào cùng một thời điểm bạn chọn gặp một người Thì khi gặp người đó bạn nói “I’m supposed to be meeting someone”
Giả dụ bạn đến gặp một người nhưng ko có ai ở nhà thì khi ra về bạn nói “I’m supposed to meet someone”
Tham khảo thêm:

Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho kỳ thi TOEIC

Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho kỳ thi TOEIC
Học từ vựng vốn là một việc không hề dễ dàng khi học và luyện thi TOEIC hay chỉ đơn giản là học tiếng Anh thông thường Mình xin đưa ra một phương pháp có lẽ không hề mới, đó là Flashcard - một phương pháp khá hiệu quả, tiện lợi, và còn là chỗ để bạn thỏa sức sáng tạo nữa.

Flashcard là một công cụ bao gồm nhiều tấm thẻ khổ nhỏ ghép lại với nhau, mỗi tấm card được sử dụng cả 2 mặt trước và sau
Mặt trước: được thiết kế để ghi từ mới, phiên âm và từ loại
Mặt sau: dùng để ghi giải nghĩa bằng tiếng Việt, ví dụ, cách dùng
 flashcard-hoc-tu-vung-tieng-anh

Nguyên tắc của việc học bằng Flashcard:

1. Sử dụng cả 2 mặt của flashcard một cách hợp lý, xem cả 2 mặt nhiều lần để nhớ thông tin.
2. Không đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm flashcard: Thông tin phải ngắn gọn và khi học chỉ cần lướt qua thật nhanh và có thể nhớ được
3. Sử dụng minh họa, màu sắc tạo cảm giác thích thú khi đọc 
4. Luôn mang flashcard bên mình
Người học nên xem lại bộ flashcard của mình bất cứ khi nào và ở đâu khi có cơ hội, có thể là khi đang nghỉ ngơi, đang đi xe bus, đang xếp hàng chờ đợi...
5. Thay đổi thứ tự các tấm flashcard
Nếu người học luôn ghi nhớ thông tin trên flashcard theo 1 thứ tự sẽ khiến họ khó có thể nhớ được 1 thông tin nào đó khi nó nằm trong 1 tình huống khác và không còn theo thứ tự đã học.
6. Đánh dấu flashcard
Khi học bằng flashcard, người học có thể đánh dấu các tấm flashcard đã được ghi nhớ, sau 2-3 lần đánh dấu, những tấm flashcard đó có thể được để sang một bên và ôn lại sau 1 thời gian dài hơn.
Tham khảo thêm:

Thì quá khứ hoàn thành

Nhiều bạn thắc mắc về cách sử dụng của thì quá khứ hoàn thành, về sự khác nhau giữa thì quá khứ và quá khứ hoàn thành. Chúng ta hãy cùng ôn tập lại định nghĩa, cấu trúc, cách sử dụng và dấu hiệu nhận biết thì này các bạn nhé!>> Ngữ pháp toeic
Quá khứ hoàn thành (Past perfect tense)

1. Định nghĩa về thì quá khứ hoàn thành (Definition)
Đây là thì tương đối khó và đòi hỏi bạn học thuộc lòng càng nhiều từ càng tốt trong bảng động từ bất quy tắc. Thì quá khứ hoàn thành hiểu một cách rất đơn giản như sau: Thì quá khứ hoàn thành dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác và cả hai hành động này đều đã xảy ra trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành. Hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn.

2. Công thức sử dụng thì quá khứ hoàn thành (Structure)

Khẳng địnhPhủ địnhNghi vấn
Chủ ngữ + had + past participleChủ ngữ  + had + not (hadn’t) + past participleTừ để hỏi + had + Chủ ngữ + past participle
I, You, He, She, We, They had finished before I arrived.I, You, He, She, We, They hadn’t eaten before he finished the job.What -> had he, she, you, we, they thought before I asked the question?

3. Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành (Usage)

Thì quá khứ hoàn thành dùng để chỉ:Ví dụ
Khi hai hành động cùng xảy ra trong quá khứ, ta dùng thì quá khứ hoàn thành cho hành động xảy ra trước và quá khứ đơn cho hành động xảy ra sau.
  • I met them after they had divorced each other. (Tôi gặp họ sau khi họ ly dị nhau.)
  • Lan said she had been chosen as a beauty queen two years before. (Lan nói rằng trước đó hai năm, cô ta từng được chọn làm hoa hậu.) - học tiếng anh
  • An idea occured to him that she herself had helped him very much in the everyday life. (Hắn chợt nghĩ ra rằng chính cô ta đã giúp hắn rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.)
Thì quá khứ hoàn thành diễn tả hành động đã xảy ra và đã hoàn tất trước một thời điểm trong quá khứ, hoặc trước một hành động khác cũng đã kết thúc trong quá khứ.We had had lunch when she arrived. (Khi cô ấy đến chúng tôi đã ăn trưa xong.)
Khi thì quá khứ hoàn thành thường được dùng kết hợp với thì quá khứ đơn, ta thường dùng kèm với các giới từ và liên từ như: by (có nghĩa như before), before, after, when, till, untill, as soon as, no sooner…than
  • No sooner had he returned from a long journey than he was ordered to pack his bags.(Anh ta mới đi xa về thì lại được lệnh cuốn gói ra đi.)
  • When I arrived John had gone away.(Khi tôi đến thì John đã đi rồi.)
  • Yesterday, I went out after I had finished my homework.
  • (Hôm qua, tôi đi chơi sau khi tôi đã làm xong bài tập.)
Hành động xảy ra như là điều kiện tiên quyết cho hành động khác
  • I had prepared for the exams and was ready to do well.
  • Tom had lost twenty pounds and could begin anew.
Trong câu điều kiện loại 3 để diễn tả điều kiện không có thực
  • If I had known that, I would have acted differently.
  • She would have come to the party if she had been invited.
Hành động xảy ra trong 1 khoảng thời gian trong quá khứ, trước 1 mốc thời gian khác
  • I had lived abroad for twenty years when I received the transfer.
  • Jane had studied in England before she did her master's at Harvard.

4. Dấu hiện nhận biết thì quá khứ hoàn thành (Identification)

  • Từ nhận biết: until then, by the time, prior to that time, before, after, for, as soon as, by, ...
  • Trong câu thường có các từ: before, after, when by, by the time, by the end of + time in the past …
Ví dụ:
  • When I got up this morning, my father had already left.
  • By the time I met you, I had worked in that company for five years.
Tham khảo thêm: