1. Không nên “ tuyệt đối hóa” tầm quan trọng của ngữ pháp.
Đối với giao tiếp khả năng truyền thông, truyền tải thông tin là mục đích chính ngữ pháp chỉ đóng vai trò phụ. Quá chú trọng đến ngữ pháp sẽ gây cản trở phản xạ ngôn ngữ khiến chúng ta ngại nói tiếng anh, sợ nói sẽ nói sai. Thay vì việc chú trọng vào văn phạm chúng ta nên chú trọng vào việc giao tiếp, các cấu trúc văn phạm dễ được nhớ khi trong ngữ hơn là các nguyên tắc cứng nhắc. Do đó, chúng ta sẽ thấy các lỗi văn phạm càng ngày càng ít đi. >> Ngữ pháp toeic
2. Nói tiếng Anh – nghe và suy nghĩ tiếng Anh.
Một trong những sai lầm nghiệm trọng mà chúng ta hay gặp phải đó là việc “ dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng anh) trước khi nói việc này là “một bức tường cản trở” của việc học ngoại ngữ.
Ví dụ khi bạn muốn nói: “Tuần tới tôi tham gia một khóa học tiếng anh” bạn sẽ ngay lập tức nghĩ trong đầu làm sao dịch sang tiếng anh câu nói trên. Sau đó lại lung túng tìm từ để lắp ghép vào nhau có thể bạn không nhớ từ “ course” hay “ take part in” để tạo thành câu “ I am taking part in an English course” ấy là chưa kể một số người còn nghĩ trong đầu việc dung thì gì sao cho phù hợp. >> luyện nghe tiếng anh
Thay vì việc nghĩ bằng tiếng Việt chúng ta nên nghĩ bằng tiếng Anh thì câu nói trên có cách diễn đạt khác không nhất thiết cứ phải là những cụm từ ta không nhớ ví dụ như “ My English is very bad. I am going to study again”
3. Tránh sử dụng các từ đệm “um”, “ah” quá nhiều
Tiềm thức trong chúng ta khi nói chúng ta thường sử dụng các cụm từ như “ um” “ah” bằng tiếng Việt mà người ta là “ hesitating = ngắc ngứ”
Những từ đệm này chẳng những không làm nổi bật thông điệp bạn muốn nói mà còn khiến bạn trông có vẻ nhút nhát hơn, vì khi bạn sử dụng chúng quá nhiều, người đối diện sẽ nhận thấy bạn dường như không tự tin về bản thân và không chắc chắn về câu trả lời của chính mình. Đôi khi những từ này còn khiến chính người nói mất tập trung và không rõ mình đang nói gì.
Cách tốt nhất để sửa đổi đó là giảm tốc độ nói, nhận thức và kiểm soát thói quen sử dụng từ đệm. Khi biết bản thân sắp “phát ra“ từ đệm, hãy dừng một chút. Chúng ta gọi đó là “chiến lược tạm dừng”. Việc này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ điều bạn muốn nói, sau đó, hãy tiếp tục nói mà không thêm vào bất kỳ từ đệm nào. “Chiến lược tạm dừng” không chỉ giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ, mà còn tạo thêm sức ảnh hưởng cho lời nói của bạn.
4. Nghe và hiểu
Việc luyện nghe tiếng anh rất quan trọng chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (mức độ nhanh hay chậm tùy thuộc vào mỗi người). Không còn gì nghi ngờ rằng nếu chúng ta có nhớ được hàng trăm nghìn mẫu câu trong đầu nhưng chúng ta lại không nghe được thì tất cả trở nên vô nghĩa, bởi lẽ bạn chỉ “giao tiếp bằng văn viết” cứ phải viết ra mới hiểu chứ nói ra thì không nghe được. Không khác gì một khách du lịch cầm 1 quyển sách học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không hiểu người chỉ đường nói gì.
5. Hãy chủ động: Trách nhiệm thuộc về chúng ta
Học tiếng anh để giao tiếp không phải là một việc tiếp thu kiến thức mà là việc bạn thực hành và thể hiện ngôn ngữ mình học được. Chúng ta phải thực sự nhận thấy “ trách nhiệm học” chứ không thể ngồi ngả lưng ra ghế nghe giáo viên giảng bài và hy vọng giao tiếp tốt được. Chúng ta phải chủ động thì chúng ta sẽ gặt hái được thành quả bằng công sức ta bỏ ra. Kỹ năng tốt là sản phẩm của thực hành và sự nỗ lực của bản thân.
Độc thêm" một số lời khuyên cho người mới bắt đầu học tiếng anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét