31/5/17

ÔN TẬP MỘT SỐ CỤM TỪ VỚI ON

 On the contrary: ngược lại
 On the dot: đúng giờ
 On the go: bận rộn
 On the job: trong khi đang làm việc
 On the nose: chính xác
 On the spot: ngay tại chỗ
 On the whole: nhìn chung
 On the face of it: hiển nhiên, rõ ràng, bề ngoài thì là
 On the fence: trung lập, chưa quyết định
 On the fly: trong lúc gấp gáp, vội vã
 On the loose: thoát khỏi nơi nào đó, tự do

Xem thêm:

Các Cụm Từ Với Make

🌱 make (v) /meɪk/ : làm, tạo
🌱 make an adjustment (v) /meɪk ən əˈdʒʌs(t)m(ə)nt/ : điều chỉnh
🌱 make arrangements for (v) /meɪk əˈreɪn(d)ʒm(ə)nts fɔː/ : sắp xếp cho
🌱 make a breakthrough (v) /meɪk ə ˈbreɪkθruː/ : tạo bước đột phá
🌱 make it clear (v) /meɪk ɪt klɪə/ : làm rõ ràng
🌱 make a commitment (v) /meɪk ə kəˈmɪtm(ə)nt/ : cam kết
🌱 make a comparison (v) /meɪk ə kəmˈparɪs(ə)n/ : so sánh
🌱 make a contribution (v) /meɪk ə kɒntrɪˈbjuːʃ(ə)n/ : đóng góp
🌱 make headlines (v) /meɪk ˈhɛdlʌɪnz/ : lên trang nhất (báo)
🌱 make a list (v) /meɪk ə lɪst/ : lên danh sách
🌱 make a sound (v) /meɪk ə saʊnd/ : tạo tiếng động

Xem thêm:

26/5/17

5 mẹo học tiếng Anh hiệu quả cho dân công sở

5 mẹo học tiếng Anh hiệu quả cho dân công sở
Mình xin chia sẽ một số phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm.
Xác định mục tiêu
Với người đi làm, đặt ra mục tiêu khi học tiếng Anh là điều quan trọng. Nếu không, họ sẽ dễ chán nản hoặc vì quá bận rộn mà lơ là.
Để đặt mục tiêu, bạn cần trả lời 3 câu hỏi: Công việc của tôi bắt buộc sử dụng tiếng Anh không? Nếu tiếng Anh giỏi, tôi có thể kiếm vị trí tốt không? Tôi có cơ hội gì khi sử dụng thành thạo tiếng Anh? Trả lời những câu này, quá trình học ngoại ngữ của bạn sẽ rõ ràng, hiệu quả hơn.
Lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm
Thời gian học để nói được tiếng Anh là bao lâu còn tùy thuộc vào trình độ ban đầu và sự nỗ lực của từng người. Thông thường, người có trình độ cơ bản sẽ cần tối thiểu 8 tháng đến một năm để đạt mục tiêu. 
Những ai muốn học lại từ đầu, hãy khởi động bằng việc học phát âm tiếng Anh. Bạn có thể học qua từ điển, video Youtube. Để hiệu quả, giai đoạn đầu bạn nên học mỗi ngày một tiếng, duy trì khoảng 2-3 tuần.
Trong quá trình luyện phát âm, bạn có thể đồng thời học từ vựng. Mục tiêu là nắm chắc khoảng 1.000 từ thông dụng. Chúng sẽ giúp bạn đọc các tài liệu tiếng Anh cơ bản, ngữ pháp, luyện nghe và nói.
Học từ vựng khá vất vả và yêu cầu độ tập trung, chăm chỉ cao. Tuy nhiên, sau quá trình này, bạn sẽ thấy học tiếng Anh dễ dàng hơn nhiều. 
Bạn cần chuẩn bị một cuốn vở, mỗi ngày chép ra 20 - 50 từ tùy theo khả năng. Ngày đầu tiên, chép 50 từ ra, tra từ điển, chép lại cả phiên âm, chọn 2 nghĩa phổ thông, rồi đặt ví dụ. Tiếp đó, học thuộc lượng từ này và chép thêm 50 từ nữa, nhưng chỉ ghi phiên âm, không tra nghĩa, cũng không lấy ví dụ. 
Ngày thứ 2: Bạn ôn lại từ của ngày đầu, từ nào không thuộc, tích vào đó một dấu X. Tra tiếp nghĩa của 50 từ đã chép hôm trước, học thuộc, lấy ví dụ và chép thêm 50 từ để hôm sau tra lại.
Cứ vậy, bạn học từ vựng theo kiểu ôn lại bài hôm trước, học bài hôm nay và chuẩn bị từ cho bài hôm sau. Sau một tuần, bạn sẽ thấy có nhiều từ nhanh thuộc, trong khi có một số từ bị tích X nhiều lần. Lúc này, hãy chép lại các từ hay quên trong vòng một tuần (có thể là những từ bị tích 4 dấu X trở lên). Tiếp tục học như thế cho tới khi vốn từ của bạn vào khoảng 800-1000 từ.
Cách học ngữ pháp tiếng Anh
Với mục tiêu giao tiếp cơ bản, người học không cần quá chú trọng tới ngữ pháp, chỉ cần nắm được các thì, cấu trúc câu, từ loại…
Bạn có thể sử dụng cuốn sách Ngữ pháp tiếng Anh của Mai Lan Hương và Nguyễn Thanh Loan. Sách do người Việt biên soạn nhưng nội dung chi tiết, bài tập phong phú. Cuốn thứ 2 là Grammar for IELTS của Cambridge. Bạn sẽ làm một bài test ngay đầu sách để xem mình sai phần nào và học lý thuyết phần đó. Nếu có thời gian, hãy sử dụng cả 2 cuốn để mang lại hiệu quả cao hơn.
Nguyên tắc khi học ngữ pháp: Có thể không cần làm hết cả cuốn nhưng học tới phần nào chắc phần đó, làm hết các bài tập, không được bỏ sót.
Phương pháp luyện nghe nói
Với kỹ năng này, không còn cách nào khác là bạn phải tạo cho mình một môi trường thực hành. Dưới đây là một số cách tham khảo:
Nghe tin tức tiếng Anh. Mới đầu, bạn có thể không hiểu người bản ngữ nói gì nhưng hãy để tai làm quen với tiếng Anh. Sau một thời gian, bạn hãy tập trung, nắm các keyword trong bài nghe. Mỗi ngày hãy dành tối thiểu 15-20 phút cho tai luyện nghe.
Đọc báo. Bạn cần đọc to thành tiếng bài báo đó chứ không chỉ đọc bằng mắt. Như thế, bạn sẽ bắt não vận dụng cả vốn từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm cũng như tăng khả năng nói tiếng Anh. 
Xem phim. Có rất nhiều phim hay giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả. Khi nghe được các câu nói trong phim, hãy ngay lập tức nói theo để tăng khả năng phát âm và nói. Một số bộ phim bạn có thể tham khảo là Friends, How I meet your mother, Extra English…
Tạo môi trường nói. Nếu tận dụng được môi trường nói tiếng Anh ngay tại công ty, việc học ngoại ngữ sẽ rất thuận lợi. Nếu không, bạn có thể tham gia các Câu lạc bộ tiếng Anh. Hãy tạo môi trường nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
Nếu những phương pháp trên vẫn chưa mang lại hiệu quả cho bạn, có thể vì bạn thiếu động lực, sự quyết tâm. Lúc này, bạn có thể tìm tới các trung tâm học tiếng Anh để được hướng dẫn và có môi trường học cụ thể.

TÀI LIỆU XEM THÊM:






5 cụm từ thú vị liên quan đến chủ đề 'Dancing'

5 cụm từ thú vị liên quan đến chủ đề 'Dancing'
Những cụm từ hay về "Dancing" dưới đây sẽ giúp bạn nâng thang điểm khi gặp chủ đề này trong IELTS Speaking.
1. Boogie: Nhảy, một từ tiếng lóng của dance
Ví dụ: On the weekends, my parents often boogie all night long. (Vào cuối tuần, bố mẹ tôi thường khiêu vũ suốt cả tối).
2. Energizing: Nhiều năng lượng
Ví dụ: Dancing is an incredibly energizing way to work out. (Khiêu vũ là cách tập thể dục mang lại cho bạn rất nhiều năng lượng).
3. Hit the clubs: Đi club
Ví dụ: Vietnamese youth loves hitting the club to dance. (Giới trẻ Việt Nam thích đến hộp đêm để nhảy).
4. Two left feet: Không biết nhảy
Ví dụ: I have two left feet, but I enjoy watching others dance. (Đôi chân tôi sinh ra không dành cho khiêu vũ, nhưng tôi rất thích xem người khác nhảy).
5. Ceremonial dancing: Nhảy theo nghi lễ
Ví dụ: Vietnamese people don't partake in ceremonial dancing. (Người Việt không có các lễ hội khiêu vũ)


TÀI LIỆU XEM THÊM:






5 bước 'đối phó' khi gặp một từ mới trong tiếng Anh

5 bước 'đối phó' khi gặp một từ mới trong tiếng Anh
Áp dụng các bước dưới đây, bạn có thể tự đoán ra nghĩa của từ và nhớ chúng rất lâu.
Bước 1: Xác định từ loại
Khi gặp từ lạ trong văn bản đang đọc, bạn nên xác định xem đó là loại từ gì. Nếu là danh từ riêng, bạn có thể bỏ qua và đọc tiếp. Nếu là tính hoặc trạng từ, bạn hãy đoán mức độ, nghĩa tiêu cực, tích cực của nó. Trong trường hợp đó là động từ chính, bạn hãy chuyển qua bước 2.
Bước 2: Phân tích từ
Không ít từ tiếng Anh được lắp ghép bởi nhiều thành tố, trong đó có prefix (tiền tố) và suffix (hậu tố). Xác định được chúng, bạn có thể dễ dàng biết nghĩa của từ.
Ví dụ, từ “review” có tiền tố là “re” và từ chính là “view”. “Re” có nghĩa là làm lại, lặp lại; “view” có nghĩa là xem. Vì thế, “review” có nghĩa là xem lại.
Các bạn có thể áp dụng cách này cho những từ đơn giản. Nếu không, bạn tiếp tục chuyển sang bước 3.
Bước 3: Đoán nghĩa của từ qua ngữ cảnh phần nội dung
Ở bước này, bạn cần đọc lại cả câu, thậm chí cả đoạn văn để hiểu ý nghĩa chung. Từ đó, bạn có thể bắt gặp những gợi ý xung quanh từ mới này và đoán ra nghĩa.
Ví dụ: The new marketing strategies used to boost sales volume this month seem quite gratifying as the directors said that they were satisfied with these productive operations.
Trong ví dụ trên, chúng ta đang băn khăn nghĩa của từ “gratifying”. Để có thể đoán được nghĩa, bạn nên đọc hết cả câu. Theo đó, bạn sẽ thấy gratifying là tính từ mô tả cho “new marketing strategies” - Những chiến dịch marketing mới.
Chúng ta tiếp tục dựa vào nghĩa của từ satisfied - hài lòng và productive results - những cách vận hành hiệu quả. Cả hai từ này đều là những tính từ tích cực. Dựa vày đấy, ta có thể đoán "gratifying" cũng mang nghĩa tích cực để chỉ "the new marketing strategies", như tốt, hiệu quả, làm hài lòng.
Thông thường, ở bước này, bạn có thể đoán đúng khoảng 80-90% nghĩa của từ mới đó. 
Bước 4: Tìm người để hỏi
Cách này giúp bạn ghi nhớ dễ hơn và tiết kiệm thời gian. Sau khi có câu trả lời, bạn hãy ghi nhanh ra giấy để sau khi đọc xong, học lại từ mới để nhớ từ lâu hơn. 
Bước 5: Tra từ điển
Nếu trải qua các bước trên mà vẫn chưa hiểu nghĩa của từ, bạn phải tra từ điển. Hoặc có một bước trung gian nữa khi bạn đang sử dụng internet là gõ từ mới đó lên google, nhấp vào hình ảnh. Khi nhìn vào hình ảnh minh họa, bạn gần như chắc chắn đoán được nghĩa của từ đó.
Bạn vẫn nên tra từ điển để hiểu thêm và xác nhận lại xem bạn đoán nghĩa có đúng không. Cố gắng sử dụng từ điển Anh - Anh nếu bạn có thời gian. 



TÀI LIỆU XEM THÊM:






4 cách đơn giản xóa tan nỗi sợ tiếng Anh

4 cách đơn giản xóa tan nỗi sợ tiếng Anh
Bạn nên học tiếng Anh mỗi ngày với những thói quen đơn giản như đọc báo, tập nghe và chép lời bài hát bằng tiếng Anh...
Đọc báo tiếng Anh
Đọc báo tiếng Anh là cách tự học hàng ngày hiệu quả. Nó giúp bạn bổ sung từ vựng, ngữ pháp, đồng thời cải thiện khả năng viết.
Hãy áp dụng các kỹ năng như scanning - đọc lướt lấy ý chính và skimming - đọc để hiểu. Bạn cũng nên viết cấu trúc, từ vựng hay cách hành văn mới vào sổ tay để nhớ lâu và tiện tham khảo khi cần.
Thời gian đầu, bạn nên đọc từng chút mỗi ngày. Khi trình độ tiếng Anh nâng cao hơn, bạn có thể tăng tần suất và thời gian đọc báo. Một số báo bạn có thể tham khảo như BBC English, The Times, Allkpop...
Tập nghe và chép lời bài hát
Âm nhạc là loại hình giải trí thú vị của đời sống. Không chỉ thế, nó còn là trợ thủ giúp bạn tự học. Bạn nên lựa chọn ca khúc có tiết tấu vừa phải, lời hát rõ ràng để rèn luyện từ từ.
Học với người bản xứ
Nếu có cơ hội gặp gỡ người bản xứ, hãy tận dụng để học tiếng Anh. Mỗi khi nói chuyện bạn có thể trực tiếp hỏi họ một điều gì đó. Câu trả lời của họ sẽ khiến bạn ghi nhớ rất lâu.
Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động out door ngoài trời để “săn Tây” và nâng cao khả năng ngoại ngữ. Trong trường hợp chưa có cơ hội gặp gỡ trực tiếp, bạn có thể lên các trang học tiếng Anh online để kết nối - trò chuyện và học tiếng Anh hàng ngày với người bản ngữ.
Học từ vựng bằng ngôn ngữ hình thể
Bạn không học các từ đơn lẻ, nên học theo cụm từ để hiểu rõ cách vận dụng. Muốn nhớ nhanh, bạn có thể áp dụng phương pháp body language (ngôn ngữ hình thể) - cách giúp bạn tiếp thu từ mới tự nhiên, hiệu quả.
Ví dụ: Khi học từ “chubby”, hãy đưa 2 tay lên má và véo nhẹ. Gắn từ với hoạt động và hình ảnh cụ thể là các học hiệu quả mà trong 15 phút, bạn có thể ghi nhớ được nhiều từ.


TÀI LIỆU XEM THÊM:






Cách diễn đạt từ 'lỗi' trong tiếng Anh

Cách diễn đạt từ 'lỗi' trong tiếng Anh
Tiếng Anh có nhiều từ khác nhau để diễn đạt nghĩa "lỗi", như fault, error, mistake, defect.
Fault
Từ Fault được dùng khi nói về trách nhiệm của một ai đó khi làm sai hoặc khi nói về những khuyết điểm thuộc về tính cách người nào đó.
Ví dụ: It will be your own fault if you don’t pass the exam. (Nếu bạn không qua kỳ thi này, đó là lỗi của bạn).
Mistake
Được dùng khác phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, nói về một hành động hay ý nghĩ sai lầm, đem lại kết quả không mong muốn. Có nhiều kết từ với “mistake” như make a mistake/make mistakes (phạm phải sai lầm), by mistake (do nhầm lẫn), learn from mistake (rút kinh nghiệm)
Ví dụ: Waiter! I think you’ve made a mistake over the bill. (Bồi bàn! Tôi nghĩ hóa đơn có chút nhầm lẫn).
Error
Đây là từ mang sắc thái trang trọng hơn “mistake”, có thể dùng trong các văn bản trang trọng. Đặc biệt, error được dùng khi lỗi đó gây ra vấn đề hoặc ảnh hưởng đến một thứ khác (lỗi mang tính hệ thống, lỗi kỹ thuật).
Ví dụ: The telephone bill was far too high due to a computer error. (Hóa đơn điện thoại cao hơn hẳn là do lỗi của máy tính).
Defect
Được dùng để nói về những sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết trong quá trình một thứ gì đó được tạo ra.
Ví dụ: There are defects in our educational system. (Hệ thống giáo dục của chúng ta có những khuyết điểm.)


TÀI LIỆU XEM THÊM:






Các cụm tiếng Anh từ liên quan đến hợp đồng

Các cụm tiếng Anh từ liên quan đến hợp đồng
Hợp đồng là chủ đề rất hay gặp trong TOEIC. Dưới đây là một số cụm từ liên quan đến chủ đề này.
Contract:
Sign a contract: Ký hợp đồng.
Cancel a contract: Hủy hợp đồng.
Renew a contract: Gia hạn hợp đồng.
Terminate a contract: Chấm dứt hợp đồng.
Draft a contract: Soạn thảo hợp đồng.
Deadline:
Meet the deadline: Làm đúng hạn cuối = make the deadline.
Miss the deadline: Lỡ hạn cuối.
Extend the deadline: Kéo dài hạn cuối.
Push back the deadline: Đẩy lùi hạn cuối.
Take:
Take effect: Có hiệu lực.
Take steps: Có động thái.
Take actions: Có động thái.
Take advantage of: Tận dụng.
Take safety measures/ precautions: Có biện pháp an toàn.



TÀI LIỆU XEM THÊM:






30 cụm từ tiếng Anh ngắn và dễ dùng

30 cụm từ tiếng Anh ngắn và dễ dùng
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cụm từ ngắn gọn như "Just let it be", "so I do", "my bad" vào cuộc sống hàng ngày.
1. Absolutely: Đúng vậy, chắc chắn là vậy rồi.
2. Be careful: Cẩn thận, chú ý.
3. Thanks a lot: Cảm ơn nhiều.
4. Just let it be: Kệ nó đi.
5. It's up to you: Tùy bạn.
6. It's awful: Thật kinh khủng.
7. It's a deal: Nhất trí thế nhé.
8. I'm broke: Tôi viêm màng túi.
9. Enjoy your meal: Ăn ngon miệng nhé.
10. Cheer up: Vui vẻ lên nào, phấn khởi lên nào.
11. Exactly: Chính xác là vậy.
12. I got it: Tôi hiểu rồi.
13. My bad: Là lỗi của tôi.
14. I think so: Tôi nghĩ vậy.
15. That's it: Thế đấy, hết.
16. So do I: Tôi cũng vậy.
17. Indeed: Thật vậy.
18. Let me see: Để tôi xem.
19. What about you?: Còn bạn thì sao?
20. Right on!: Chuẩn luôn!
21. I did it: Tôi thành công rồi.
22. Got a minute?: Có rảnh không?
23. About when?: Vào khoảng thời gian nào?
24. Speak up: Hãy nói lớn lên.
25. Come here: Đến đây.
26. Come over: Ghé chơi.
27. Bored to death: Chán chết.
28. Don't go yet: Đừng đi vội.
20. Go for it: Cứ thử đi.
30. Ask for it: Tự mình làm tự mình chịu đi.


TÀI LIỆU XEM THÊM:






15 câu nên biết khi họp bằng tiếng anh

15 câu nên biết khi họp bằng tiếng anh
Nếu muốn bắt đầu cuộc họp một cách chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo 15 mẫu câu hữu ích dưới đây.
1.Hello everyone. Thank you for coming today.
Chào mọi người. Cảm ơn vì đã có mặt tại buổi họp hôm nay.
2. Everyone has arrived now, so let’s get started.
Mọi người đã có mặt, chúng ta bắt đầu thôi nhỉ.
3. If we are all here, let’s start the meeting.
Nếu tất cả đã đông đủ, chúng ta sẽ bắt đầu cuộc họp.
4. I’d like to extend a warm welcome to…
Tôi muốn gửi lời chào nồng nhiệt tới...
5. Okay, let’s begin. Firstly, I’d like to welcome you all.
Vâng, chúng ta bắt đầu thôi. Trước tiên, chào mừng các vị.
6. Thank you so much for meeting with me today.
Rất cảm ơn mọi người đã đến tham dự hôm nay.
7. For those of you who don’t know me yet, I am …
Xin giới thiệu với những người mới, tôi là…
8. We are pleased to welcome…
Chúng tôi vui mừng chào đón…
9. I know most of you, but there are a few unfamiliar faces. I am …
Hầu hết chúng ta đã biết nhau, nhưng có một vài gương mặt mới. Tôi là …
10. I’d like to take a moment to introduce…
Tôi muốn dành chút thời gian để giới thiệu…
11. Shall we get down to business?
Chúng ta bắt đầu vào việc luôn chứ?
12. Firstly, I’d like to introduce …
Đầu tiên, tôi xin phép giới thiệu…
13. …will be presenting the…
[Tên người phát biểu] sẽ trình bày về…
14. …has kindly agreed to give us a report on…
[Tên người phát biểu] sẽ gửi chúng ta báo cáo về…
15. …, would you mind taking notes / taking the minutes today please?
[Tên thư ký cuộc họp] , anh/chị có thể ghi chép lại nội dung cuộc họp hôm nay được không?


TÀI LIỆU XEM THÊM:






24/5/17

PHÂN BIỆT THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VÀ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN

1, Thì hiện tại đơn (Simple Present):
Cấu trúc: S + V(s/es) + O
Các từ chỉ tần xuất thường đi kèm: always, usually, sometimes, every, often...
📌 Cách sử dụng:
🏷️ Diễn tả một chân lý, một sự thật hiển nhiên
Eg: The sun rises in the East
→ Mặt trời mọc đằng Đông.
🏷️ Diễn tả một thói quen, một việc thường xuyên xảy ra
Eg: My mother goes to work on foot
→ Mẹ tôi thường đi bộ đi làm
🏷️ Diễn tả khả năng, tài năng của con người :
Eg : She sings beautifully
→ Cô ấy hát khá hay
2, Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous):
🎈 Cấu trúc: S + to be (am/ is/ are) + V-ing + O
Các từ mang ý nghĩa tiếp diễn thường đi kèm: now, at the moment, at present, right now…
📌 Cách sử dụng:
🏷️ Diễn tả một hành động đang xảy ra ở hiện tại
Eg: My mother is cooking now
→ Mẹ tôi đang nấu ăn
🏷️ Thường đi sau một câu cầu khiến
Eg: Just stop! I’m having enough of this
→ Dừng lại đi! Tôi đã chịu quá đủ rồi
🏷️ Diễn tả một hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần, thường mang nghĩa phê phán và sử dụng cùng từ “adways”
Eg: He is always smoking
→ Anh ta lúc nào cũng hút thuốc
🏷️ Diễn tả một hành động sắp xảy ra ở tương lai gần
Eg: He is coming tomorrow
→ Mai anh ấy sẽ đến
Xem thêm:

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TỎI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

1. Purifier (n) /ˈpjʊərɪfaɪə(r)/: Máy lọc
2. Antibiotic (adj) /ˌæntibaɪˈɒtɪk/: Kháng sinh
3. Relieve (v) /rɪˈliːv/: Giảm, giải tỏa
4. Immunity (n) /ɪˈmjuːnəti/: Hệ miễn dịch
5. Remedy (n) /ˈremədi/: Biện pháp cứu chữa
6. Splinter (n) /ˈsplɪntə(r)/: Mảnh vỡ
Ví dụ: Garlic is an effective remedy for cold and flu
→ Tỏi là một cách chữa trị cảm lạnh và cúm hiệu quả
* Thành ngữ, cụm từ mới:
1, Use something up: Dùng hết sạch cái gì
Ví dụ: Making soup is a good way of using up leftover vegetables
→ Làm món súp là một cách tốt để dùng hết rau củ bị thừa
2, For somebody’s benefit (thành ngữ): Để giúp đỡ hoặc có ích cho một ai đó
Ví dụ: I have typed out some lecture notes for the benefit of those people who were absent last week.
→ Tôi đã đánh máy lại vài lưu ý của thầy giáo cho mấy học viên nghỉ tuần trước.
* Cấu trúc:
S + find + somebody/something + adjective + to + V
Ý nghĩa: Cảm thấy ai/cái gì như thế nào
Example: I find it tiring to work late at night
→ Tôi thấy khá mệt mỏi khi phải làm việc muộn vào buổi đêm
Xem thêm:

16/5/17

TÍNH TỪ ĐI VỚI OF

 Ashamed of /əˈʃeɪmd əv/: xấu hổ về…
 Afraid of /əˈfreɪd əv/: sợ, e ngại…
 Aware of /əˈwɛː əv/: nhận thức
 Capable of /ˈkeɪpəb(ə)l əv/: có khả năng
 Confident of /ˈkɒnfɪd(ə)nt əv/: tin tưởng
 Doubtful of /ˈdaʊtfʊl əv/: nghi ngờ
 Fond of /fɒnd əv/: thích
 Full of /fʊl əv/: đầy
 Hopeful of /ˈhəʊpfʊl əv/: hy vọng
 Independent of /ɪndɪˈpɛnd(ə)nt əv/: độc lập
 Nervous of /ˈnəːvəs əv/: lo lắng
 Proud of /praʊd əv/: tự hào
 Jealous of /ˈdʒɛləs əv/: ganh tỵ với
 Guilty of /ˈɡɪlti əv/: phạm tội về, có tội
 Sick of /sɪk əv/: chán nản về
 Scared of /skɛːd əv/: sợ hãi
 Suspicious of /səˈspɪʃəs əv/: nghi ngờ về
 Joyful of /ˈdʒɔɪfʊl əv/: vui mừng về
 Quick of /kwɪk əv/: nhanh chóng về, mau
 Tired of /tʌɪəd əv/: chán ngán
 Terrified of /ˈtɛrɪfʌɪd əv/: khiếp sợ về

Xem thêm: