TOEIC là một
trong những chuẩn điểm thi của ETS rất phổ biến tại Việt Nam. Sau đây là một
vài điểm bạn cần lưu ý để “chuẩn bị” và “ôn luyện” thật hiệu quả cho kỳ thi
TOEIC hiện nay.
1. Phần 1 – Picture Description (Miêu tả tranh): Bạn hãy chuẩn
bị cho phần thi đầu tiên với những gợi ý sau:
– Bạn hãy cố gắng tự học bằng cách thầm đặt ra trong đầu các
câu bằng tiếng Anh miêu tả những gì bạn làm trong ngày, ví dụ: I am watching
TV, I am washing my clothes, I am getting on the bus… Nếu có từ nào bạn chưa biết
hay chưa chắc chắn về cách phát âm thì hãy dùng từ điển Việt – Anh để tra từ.
Có một lời khuyên từ các giáo viên và những người có kinh nghiệm là sau khi bạn
tra từ bằng từ điển Việt – Anh, bạn nên kiểm tra lại, nhất là phần phát âm bằng
từ điển Anh-Anh chuẩn, ví dụ như “Oxford Advanced Learner Dictionary, Cambridge
Advanced Learner’s Dictionary, Longman Advanced American Dictionary”.
– Cũng dùng cách đó, bạn có thể liệt kê ra tất cả mọi thứ bạn
thấy lúc làm việc trên công ty hay trên tàu, xe, máy bay… khi đi du lịch. Để thực
sự nhớ được vốn từ vựng, bạn có thể vẽ phác họa các địa điểm và ghi các từ mới
lên đó. Một phương pháp khác là sắp xếp vốn từ vựng cho mỗi tình huống bằng một
biểu đồ theo kiểu “mạng nhện”. Bạn còn có thể viết tên tiếng Anh của các đồ vật
trong nhà lên tờ giấy nhỏ và dán lên các vật dụng đó để có thể học từ mới mọi
lúc.
– Đọc các lời tựa hay đoạn miêu tả các bức tranh trên báo chí, ở bảo tàng, trong sách tranh ảnh… cũng giúp bạn nâng cao kĩ năng cho phần thi này. Dùng tiếng Anh miêu tả các bức ảnh của chính bạn cho một ai đó nghe. Bạn cũng có thể đưa tranh ảnh riêng lên một số trang như Flick, photobucket… và viết lời miêu tả cho các bức ảnh đó.
– Đọc các lời tựa hay đoạn miêu tả các bức tranh trên báo chí, ở bảo tàng, trong sách tranh ảnh… cũng giúp bạn nâng cao kĩ năng cho phần thi này. Dùng tiếng Anh miêu tả các bức ảnh của chính bạn cho một ai đó nghe. Bạn cũng có thể đưa tranh ảnh riêng lên một số trang như Flick, photobucket… và viết lời miêu tả cho các bức ảnh đó.
– Bạn có thể tìm xem một số video dành cho người học tiếng
Anh. Một số video có các nội dung như bắt người xem phải miêu tả những việc
đang diễn ra trên màn hình hay nối các đoạn miêu tả với bức tranh phù hợp.
– Đôi lúc phần thi này bao gồm những câu hỏi mẹo dựa vào
cách phát âm gần giống nhau hay giống nhau của các từ. Vì vậy bạn cần học cẩn
thận cách phát âm nhất là các nguyên âm và chú ý các từ có cách đọc giống nhau
nhưng nghĩa khác nhau hay những từ đa nghĩa.
2. Phần 2 – Question – Response (Câu Hỏi – Trả Lời): Các dạng
câu hỏi thường ra trong phần thi question – response:
Type 1: Information questions–What: cái gì xảy ra, vật, điều
gì
Type 2: Information questions–Who: ai đó, ai đang làm gì đó…
Type 3: Information questions–When: thời gian của sự
kiện nào đó
Type 4: Information questions–Where: Nơi chốn
Type 5: Information questions–Why: Lý do
Type 6: Information questions–How: Cách thức, thực hiện một
việc như thế nào…
Type 7: Yes/No Questions: Đôi khi câu trả lời không trực tiếp
là yes/no mà có thể kèm theo giải thích hay cách trả lời gián tiếp
Type 8: Alternative Questions: Câu hỏi lựa chọn: cái
này hay cái kia
Type 9: Indirect Questions: Câu hỏi gián tiếp
Type 10: Tag Questions: Câu hỏi đuôi
Type 11: Negative Questions: Câu hỏi phủ định
Sau khi nghe câu hỏi, bạn cần nhanh chóng xác định được với
dạng đó thì thường cần những câu trả lời thế nào. Ví dụ when: 1 câu trả lời về
thời gian, where: địa điểm, why: yêu cầu 1 sự giải thích…
3. Phần 3 – Short conversation (Hội thoại ngắn): Ở phần
thi này, bạn cần luyện tập nghe ở nhà cho quen với dạng thi để lúc làm bài
không bị lúng túng hay thiếu tập trung. Khi bạn luyện tập ở nhà bằng cách nghe
các đoạn hội thoại, nếu nghe thấy một người đặt ra một câu hỏi gì đó hãy cố gắng
nhẩm trả lời câu hỏi đó thật nhanh trước khi nghe câu trả lời của người kia,
hay ít ra là đưa ra cấu trúc câu có thể dùng để trả lời câu hỏi đó. Như vậy bạn
vừa có thể tập trung vào bài nghe, vừa nhớ nội dung, cấu trúc nói … và đồng thời
luyện tập khả năng phản ứng nhanh khi thi.
4. Phần 4 – Short Talk (Bài nói ngắn): Hãy cố gắng luyện
tập nghe thật nhiều và luyện làm các dạng bài
thi TOEIC. Phần này yêu cầu bạn phải có trí nhớ tốt và sự nhanh nhẹn nên
ngoài việc luyện nghe cho tốt bạn còn cầu luyện khả năng nhớ. Hãy thử tự tóm tắt
lại bằng tiếng Anh sau khi bạn nghe bản tin hay bài nói nào đó. Như vậy ít nhất
bạn cũng không có thói quen nghe một cách thụ động vì để tóm tắt được bạn cần mức
độ tập trung nhất định.
5. Phần 5 – Incomplete Sentences (Hoàn thành câu): Các câu hỏi
trong dạng thi này có thể liên quan tới:
Từ vựng: danh từ, động từ, bổ ngữ, từ gốc và từ phái sinh,
những từ nghĩa mơ hồ, không rõ ràng….
Ngữ pháp: giới từ, sự kết hợp của câu, từ, thì của động từ.
cụm động từ, động từ giả định, câu hỏi đuôi, trạng từ…
Để làm tốt phần thi này không còn cách nào khác là bạn phải
tự học tốt ngữ pháp và học từ vựng càng rộng càng tốt. Nên chăm chỉ đọc sách
báo tạp chí… bằng tiếng Anh vì đó là cách rất tốt để bạn củng cố vốn từ vựng,
ngữ pháp cũng như mở rộng kiến thức về các lĩnh vực khác nhau.
6. Phần 6 – Incomplete Texts (Hoàn thành đoạn văn): Để
chuẩn bị thật tốt cho phần thi này các bạn cần lưu ý những vấn đề tương tự như ở
phần 5. Ngoài ra do phần thi này thường dùng các đoạn thư, thông báo… ngắn… nên
các bạn có thể tìm đọc các dạng này để làm quen dần với kiểu bài và mẫu câu thường
dùng. Như vậy khi làm bài sẽ không bị bỡ ngỡ trước dạng đề và có thể dễ dàng
xác định được đáp án cần phải chọn.
7. Phần 7 – Reading Comprehension (Phần 7 – Đọc hiểu): Đây
là phần thi mà bạn có thể đạt được điểm tối đa. Để luyện tập cho phần thi này bạn
nên đọc nhiều dạng báo chí bằng tiếng Anh với nội dung phong phú, vừa kết hợp tập
thói quen đọc lướt, đọc nhanh để lấy thông tin. Như vậy sẽ giúp bạn phản ứng
nhanh trong lúc làm bài.
Kế hoạch luyện thi
TOEIC trong vòng 3 tháng
1. Thiết lập mục tiêu: Đây là bước quan trọng nhất. Mục
tiêu sẽ là kim chỉ nam giúp bạn đi đúng hướng và có một kế hoạch hiệu quả.
Nếu bạn muốn đạt 600 điểm trong kì thi
TOEIC thì mục tiêu nên là 700 hoặc 750.
2. Xác định thời gian thi: Bạn cần xác định thời gian
thi cụ thể để có kế hoạch phù hợp. Cách tốt nhất là đăng kí luôn ngày thi cụ thể.
Đây là động lực thôi thúc bạn học chăm chỉ hơn.
3. Làm bài thi thử: Bạn cần đánh giá được trình độ hiện
tại của mình trước khi bước vào giai đoạn luyện thi. Hiện nay, ở Trung Tâm Luyện Thi Tiếng Anh MS. HOA TOEIC đang
tổ chức các kì thi thử. Bạn có thể đăng
kí, thi
thử và nghe tư vấn. Bạn cũng có thể thi thử trên internet hoặc tự làm
bài thi ở nhà.
4. Bắt đầu luyện thi: Bạn hãy chia ba tháng luyện thi
các giai đoạn cụ thể và cố gắng hoàn thành tốt từng giai đoạn.
Giai đoạn một trong vòng một tháng: Khởi động nào!
Bạn hãy lên internet và tìm hiểu kĩ về kì thi TOEIC.
Luyện phát âm. Phát âm là cơ sở hỗ trợ bạn rất nhiều
trong phần Listening của kì thi TOEIC. Hãy dành mỗi ngày một tiếng để luyện
phát âm. Bạn có thể sử dụng tài liệu sau: PimSluer Learning English Listen. Dưới
đây là chiến lược luyện thi TOEIC trong vòng ba tháng (với 30 phút học bài mới,
30 phút xem lại bài ngày hôm trước). Hoặc học theo Video: Americant Accent
Video Training Program.
Học ngữ pháp: Quyển sách ngữ pháp tiếng Anh dày 424
trang của tác giả Mai Lan Hương và Nguyễn Thanh Loan rất đầy đủ và có nhiều bài
tập. Nắm vững các chủ đề ngữ pháp có trong quyển sách này là bạn có thể tự tin
với phần ngữ pháp tiếng anh trong bài thi TOEIC.
Học từ vựng cơ bản: Bạn có thể sử dụng cuốn Tomato
Intensive reading để luyện tự vựng. Đối với từ vựng thì học càng nhiều càng tốt.
Luyện nghe cơ bản: Bạn hãy để tai mình làm quen
với âm điệu, cách phát âm bằng cách nghe tiếng anh mỗi ngày. Bạn có thể không
hiểu nhưng hãy cố gắng nghe thường xuyên. Một thời gian ngắn khả năng nghe của
bạn sẽ tăng đáng kể.
Giai đoạn 2. Học qua sách
Học sách Longman Preparation Toiec Test Introductory 4th
Edition trong vòng hai tuần. Bạn hãy xem qua sách một lượt để chia thời gian học
cho hợp lý. Bạn hãy học kết hợp phần đọc và phần nghe.
Học quyển Longman
Preparation TOEIC Test Imtermediate 4th Edition trong vòng hai hoặc ba
tuần.
Trong mỗi quyển sách đều có phần test thử. Hãy làm bài test
và luyện tập thật nhiều những phần còn yếu.
Giai đoạn này có thể đăng kí một khóa luyện thi TOEIC ở
trung tâm. Các giai đoạn trước không nên đăng kí mà chỉ nên củng cố kiến thức
như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và kinh phí. Bạn hãy tiếp thu kiến thức được
truyền thụ ở trung tâm, làm bài test thật nhiều và học từ mới mỗi ngày.
Song song với việc luyện thi ở trung tâm bạn nên học quyển
Longman Preparation TOEIC Test Advance 4th Edition. Sau đó thì làm 4 bài test
trong quyển Longman Preparation TOEIC Test MorePractice 4th Edition. Nếu bạn đặt
mục tiêu trên 700 điểm thì luyện tập thêm hai quyển Longman New TOEIC Listening
Comprehension và Tomato intensive new TOEIC listening.
Giai đoạn 4. Đi thi.
Trên đây là kế hoạch luyện thi TOEIC trong vòng ba tháng. Mức
điểm mà bạn đạt được còn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và mức độ chăm chỉ.
Tuy nhiên, nếu tuân thủ đúng kế hoạch đã đặt ra và nỗ lực trong vòng ba tháng
thì kết quả chắc hẳn sẽ không làm bạn thất vọng.
Với những kiến thức đã học trong ba tháng, chắc hẳn bạn đã tự
tin để bước vào kì thi TOEIC thực sự rồi chứ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét